Khi tiến hành khởi động game, nó sẽ đưa ra thông báo đi kèm dòng chữ “Rất tiếc, chúng tôi chưa sẵn sàng phát hành trò chơi tại khu vực của bạn”.
Sự thay đổi đột ngột này rõ ràng đã gây ảnh hưởng đến hàng triệu người chơi, nhất là những ai đã tạo dựng sự nghiệp và kiếm tiền nhờ nó.
Mặc dù Activision hoặc Chính phủ Iran chưa đưa ra lời giải thích cụ thể cho động thái này, nhưng theo các chuyên gia, có thể nguyên nhất xuất phát từ sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran, dẫn đến việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran.
Về cơ bản, các biện pháp trừng phạt này ngăn cản các quốc gia và tập đoàn giao dịch với Iran. Vì vậy, một nhà xuất bản có trụ sở tại Mỹ như Activision chắc chắn phải tuân thủ.
Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy trò chơi sẽ trở lại và cũng không có bất kỳ giải pháp thay thế an toàn nào. Nếu mạo hiểm sử dụng VPN, người chơi có thể bị cấm tham gia trò chơi trong 10 năm. Vì vậy, game thủ Iran gần như hoàn toàn bị loại khỏi cuộc chơi.
Đây dĩ nhiên không phải trường hợp đầu tiên. Bởi trước đó, các trò chơi nổi tiếng khác như Liên minh huyền thoại, Clash of Clans và Clash Royale cũng đã bị cấm ở Iran.
Hiện nay, việc trò chơi bị gỡ bỏ ở các quốc gia vì căng thẳng chính trị, khác biệt văn hóa hoặc một loạt các yếu tố khác không còn là chuyện hiếm. Ví dụ như Trung Quốc cũng không ngại ngần cấm cửa một loạt các game chứa những nội dung bạo lực, hay cách đây không lâu, Ấn Độ đã chặn 59 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lại cấm một loạt ứng dụng (bao gồm cả PUBG Mobile) và đóng cửa hoạt động của Arena of Valor (Liên Quân).
Theo gamingonphone