Tuy nhiên, trong tương lai, Tencent có khả năng sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi các nhà chức trách Trung Quốc đang có nhiều động thái siết chặt quản lý các tập đoàn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Mới đây, Tencent đã bị cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc cấm tham gia vào các thỏa thuận về bản quyền âm nhạc cùng với kế hoạch hợp nhất DouYu International Holdings Ltd và Huya Inc, có trị giá lên đến 5,3 tỷ USD.
Theo Brenda Goh, giới công nghệ sẽ phải gánh chịu thêm nhiều quy định đến từ chính phủ Trung Quốc, mặc dù lĩnh vực này vẫn là trọng tâm trong chiến lược phát triển của đất nước tỉ dân này. Theo đó, Trung Quốc dường như muốn kìm hãm các công ty phát triển một cách ổn định và trong tầm quản lý của chính phủ thay vì trở thành những đế chế công nghệ có khả năng chí phối ngược trở lại giới quản lý.
Sự lo ngại này bắt nguồn từ phát ngôn được đánh giá là “tai hại” của Jack Ma – nhà sáng lập đế chế Alibaba, khi rấy lên lo ngại của chính phủ Trung Quốc về nguy cơ các tập đoàn công nghệ vượt tầm kiểm soát.
Đứng trước những quy định ngày càng khắt khe của chính phủ, các giám đốc điều hành của Tencent nhấn mạnh rằng Tencent đang cung cấp công nghệ và chuyên môn của mình cho các công ty và dịch vụ công nhằm nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế và xã hội: “Mục tiêu là chính phủ muốn thúc đẩy một con đường bền vững lâu dài cho ngành công nghiệp. Chính phủ nhận ra tầm quan trọng của nó trên khía cạnh kinh tế”.
Dĩ nhiên, Trung Quốc hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của công nghệ trong chiến lược phát triển đất nước nhưng trong bối cảnh hiện nay, các tập đoàn lớn như Alibaba hay Tencent đã bước qua giai đoạn được “cưng chiều”. Bài học nhãn tiền là sự khó khăn của chính phủ các nước trong việc quản lý các đế chế công nghệ như Facebook và Google.