Mục Lục
Mãnh tướng Sengoku – Keiji Maeda một trong những nhân vật mạnh nhất trong Samurai Warriors
Người đàn ông hoang dã
Một mãnh tướng trong thời kỳ Sengoku, là cháu gọi Maeda Toshiie bằng chú. Nổi tiếng với chiến tích hộ tống quân Uesugi rút khỏi Hasedō, đối đầu với hàng ngàn quân địch với chỉ tám kỵ binh. Dân gian xem ông là một trong những kabukimono nổi tiếng nhất, tính cách hoang dại, quái đản. Ông cũng được mô tả với vóc dáng khổng lồ và sức khỏe phi thường, là chủ nhân của con ngựa huyền thoại Matsukaze.
Cuộc đời
Maeda Toshimasu được cho là con của Takigawa Kazumasa, sau đó được nhận nuôi bởi Maeda Toshihisa. Oda Nobunaga lấy lí do Toshihisa ốm yếu và hiếm muộn, ép ông thoái vị nhường chức trưởng tộc cho em trai là Toshiie thay vì Toshimasu.
Có lẽ vì vậy mà nhiều lời đồn cho rằng Toshiie và Toshimasu thường xuyên xảy ra xung đột. Toshimasu tạo dựng danh tiếng khi dưới trướng Toshiie tham chiến tại tỉnh Noto. Trong trận Komaki-Nagakute ba năm sau đó, ông giải cứu Sassa Narimasa tại lâu đài Suemori.
Ông tiếp tục hỗ trợ Toshiie vây hãm lâu đài Odawara. Sau khi Toshihisa qua đời, quan hệ giữa Toshimasu và Toshiie xấu đi, ông rời bỏ gia tộc Maeda để tới Kyōto mà còn không đưa vợ con mình theo cùng.
Tại Kyōto, Toshimasu thường xuyên trao đổi thư từ thơ ca với các nghệ nhân trong vùng. Ông đắm mình trong nghệ thuật, nổi tiếng tới nỗi thường xuyên được nhắc tới trong các bài thơ và đồng dao. Bên cạnh đó, Toshimasu cũng thường tham gia diễn kịch và nhảy múa. Một thời gian sau, Naoe Kanetsugu mến mộ và mời Toshimasu về với gia tộc Uesugi.
Ông trở thành trợ thủ của Kanetsugu và vang danh trong những năm 1598-1600. Toshimasu chiến đấu dũng mãnh trong trận Keicho-Dewa giữa Uesugi và Date. Nhưng chiến tích lừng lẫy nhất của ông là đối đầu với hàng ngàn quân địch để bảo vệ Kanetsugu an toàn rút khỏi Hasedō.
Khi Uesugi đầu hàng Tokugawa, Toshimasu lấy khoản tiền công của mình và rời đi. Từ đó, những câu truyện về số phận của ông có nhiều sự khác biệt. Theo như ghi chép của Kanetsugu, ông đã về ẩn cư tại một ngôi chùa ở Yonezawa. Trong thời gian này, Toshimasu vẫn theo đuổi nghệ thuật và đã sáng tác một bài thơ được coi là báu vật quốc gia.
Ông sống tại đó suốt quãng đời còn lại và mất vào năm 1612. Một tài liệu lịch sử khác lại cho rằng, sau khi trận Sekigahara kết thúc, những hành vi lập dị của Toshimasu đã gây ra mâu thuẫn giữa ông với gia tộc Uesugi. Ông rời đi và phục phụ con trai của Toshiie là Toshinaga tại Kaga, rồi qua đời vào năm 1605 do bệnh tật.
Giai thoại
Toshimasu nổi tiếng là một người đàn ông hoang dã, hành động kì quái như một kabukimono. Ông cũng có tai tiếng về điệu nhảy cùng những hành động trơ trẽn. Mặt khác, Toshimasu sở hữu thể chất vượt trội và sự dũng mãnh vô song trên chiến trường. Dù thường xuyên gây rối, ông cũng là một người có lòng trắc ẩn.
Một câu chuyện kể rằng trên đường tới Kyōto, Toshimasu đã gặp ba người lớn và hai đứa trẻ. Những bậc phụ huynh mắc bệnh nặng nằm liệt giường, ông lệnh cho tùy tùng đưa những đứa trẻ đến nơi an toàn. Dù thương xót những người lớn nhưng không thể giúp được gì, ông ghi vào nhật ký của mình rằng: “Tôi đã khóc vì nỗi đau của những đấng sinh thành“.
Như đã nêu, dù lề thói quái đản, Toshimasu có một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật. Thời gian rảnh rỗi, ông thường sáng tác thơ ca, đặc biệt là thơ haiku, và vẽ tranh chân dung. Ông đặc biệt thích viết lách có có một cuốn nhật ký mang tên “Maeda Keijirō” kể về những hành trình của ông trong tháng 10 và 11 năm 1601.
Dù xuất hiện trong ngôi thứ ba, Toshimasu vẫn luôn được xem là tác giả thật sự của cuốn sách. Cuốn sách vẫn được xuất bản và sử dụng như tư liệu lịch sử vào ngày nay. Những ghi chép của Toshimasu chính là nền tảng cho những huyền thoại và bí ẩn xung quanh cuộc đời ông.
Các tên gọi
Toshimasu có một lượng lớn các tên gọi trong cuộc đời mình. Khi còn thanh niên, ông được gọi là Sōbei, Keijirō và Keiji. Ở tuổi trưởng thành, ông còn có các tên khác như Toshihiro hay Toshioki, Toshisada và Toshitaka ngoài cái tên Toshimasu. Theo nhà sử học Ozaki Tomomichi, ông còn có một tên nữa là Takuto.
Vào những năm cuối đời, ông được gọi là Gokuzō-In Hyosai và Ryuzaiken Fubensai. Lịch sử xung quanh những tên gọi này liên kết chặt chẽ với cuộc đời của Toshimasu, tuy nhiên việc liệu ông có thực sự đổi tên nhiều lần hay đó chỉ là những biệt danh không chính thức vẫn chưa được xác định. Tên gọi Keiji trở nên phổ cập và được biết tới rộng rãi là nhờ vào bộ truyện tranh nổi tiếng Hana no Keiji.
Quan hệ chủ chốt:
- Uesugi Kenshin: Trong phiên bản đầu tiên, Keiji kính trọng sức mạnh và luôn muốn theo về với Kenshin.
- Ishikawa Goemon: Đối trọng của Keiji cho danh hiệu kabukimono tối thượng, tuy nhiên ông không hề biết tới sự khó chịu của Goemon về mối quan hệ của họ với Okuni.
- Okuni: Mối quan hệ trước đó của Keiji và Okuni chưa được tiết lộ, tuy nhiên Keiji nghĩ Okuni là một người tốt dù có phần kì lạ.
- Sanada Yukimura, Naoe Kanetsugu: Keiji là một người bạn cũng như là cố vấn cho Yukimura và Kanetsugu. Ông cho rằng họ rất có tiềm năng và nên sống đúng với bản thân.
- Maeda Toshiie: Keiji thường không đồng tình và phớt lờ những lời khuyên của Toshiie, Toshiie cũng luôn ngờ vực Keiji cho đến Warriors Orochi 2. Trong các phiên bản sau, Keiji không thích sự lượng lự của Toshiie nhưng mặt khác, mối quan hệ của họ đã trở nên tích cực hơn trước.
- Orochi: Vai trò của Keiji trong Warriors Orochi có vẻ trái ngược vơi tính cách của ông, nhưng trên thực tế, Keiji chú ý đến những xung đột cá nhân bên trong Orochi và tìm cách giúp hắn ta.
Samurai Warriors 1:
Ban đầu, Keiji là một tướng dưới trướng Oda tại Ise-Nagashima, nhưng ông thấy những phương pháp của Nobunaga quá tàn bạo. Khi Magoichi và Shōkei muốn đầu hàng, Keiji có thể ngăn họ lại và tránh cho phiến quân khỏi sự tận diệt. Ông tiếp tục tham chiến tại Nagashino, nhưng cảm thấy chán chường vì chiến trận trở nên quá phụ thuộc vào súng ống.
Trước khi rời đi, Keiji có thể can ngăn Yukimura không nên uổng mạng vì một lý tưởng thất bại. Rời khỏi Oda, Keiji tới Kyōto và bị cuốn vào một cuộc ẩu đả, ông cũng làm quen với Goemon và gặp lại Okuni. Khi quân Oda tới, Keiji có thể lựa chọn cắt đứt quan hệ, bằng cách yêu cầu họ rút khỏi cuộc chiến của ông.
Sau trận đánh tại Kyōto, Keiji vẫn muốn chiến đấu và tiếp tục lên đường. Ấn tượng khi được nghe về Kenshin, ông xen vào trận chiến giữa Uesugi và Hōjō tại lâu đài Odawara. Khi tiến vào lâu đài, Keiji chạm trán Masamune và có thể lựa chọn chia sẻ những suy nghĩ với vị tướng trẻ. Ông tiếp tục đi tới tầng trên cùng trước Kenshin, và giết chết Ujimasa.
Sau đó, Keiji cuối cùng cũng được gặp Kenshin. Sự kính trọng của Keiji càng tăng thêm khi được chứng kiến Kenshin tỏ ra tôn trọng xác của Ujimasa. Keiji khoe khang bản thân và tự đề cử mình với Kenshin.
Nếu Keiji luôn lựa chọn tốt với những đối thủ từng gặp trong hành trình của mình, Kenshin sẽ dành cho ông một thử thách. Keiji được yêu cầu đối mặt với toàn bộ tướng sĩ quân Uesugi tại Kawanakajima. Magoichi, Yukimura, Goemon, Okuni và Masamune sẽ tới hỗ trợ để báo đáp lòng tốt của Keiji dành cho họ, ngoại trừ Goemon bị Okuni ép tới.
Giành chiến thắng với đội quân chắp vá của mình, Keiji được Kenshin thu nạp và hạnh phúc tận hưởng cuộc sống dưới trướng chủ nhân mới.
Tuyến truyện 2
Ngược lại, nếu Keiji không thực hiện đầy đủ những việc tốt, sẽ không có màn chơi thử thách của Kenshin. Keiji vẫn sẽ được thu nạp vào Uesugi, tuy nhiên, ông không được giao bất cứ nhiệm vụ nào dưới trướng Kenshin và dành cả ngày để quanh quẩn trong lâu đài. Keiji tự hỏi rằng đây có phải là cuộc sống mà ông hằng mong muốn.
Samurai Warriors 2:
Tuyến truyện của Keiji bắt đầu khi ông phục vụ Hideyoshi vây hãm lâu đài Odawara, thống nhất đất nước. Một thời gian sau, đất nước thêm một lần bị chia cắt khi Hideyoshi qua đời. Dù nhiều chư hầu Toyotomi quy thuận Ieyasu, Keiji quyết định hỗ trợ những bề tôi trung thành ít ỏi còn lại, và giải cứu Mitsunari tại Kyōto.
Trong trận chiến, ông kết bạn với Kanetsugu và quyết định theo về Uesugi. Khi trở về Echigo, Keiji tình nguyện dẹp loạn hải tặc tấn công lãnh thổ Uesugi, khiến Kanetsugu càng thêm trọng vọng.
Trong trận chiến, ông kết bạn với Kanetsugu và quyết định theo về Uesugi
Sau đó, Kanetsugu dẫn quân về phía đông nhằm ép quân Ieyasu vào thế gọng kìm. Kế hoạch sụp đổ khi Mitsunari thất bại tại Sekigahara, còn quân Uesugi bị Masamune truy đuổi, Keiji một mình bảo vệ Kanetsugu rút lui khỏi Hasedō. Khi hay tin Mitsunari đã chết, Kanetsugu toan tự sát nhưng Keiji ngăn lại.
Được tiếp viện bởi quân Sanada, họ lập tức tiến đánh Hidetada và chiếm được lâu đài Edo trước khi Ieyasu trở về từ Sekigahara. Tiếp đà chiến thắng, Keiji đánh bại quân chủ lực Tokugawa, rồi để lại việc xây dựng đất nước mới cho Kanetsugu.
Dream Stage:
Tournament of Champions: Hideyoshi và Ieyasu thắc mắc ai là người mạnh hơn giữa Keiji và Tadakatsu. Họ quyết định tổ chức một trận tỷ thí giữa hai người tại lâu đài Odani. Yukimura và Kanetsugu hỗ trợ Keiji chống lại quân đội Tokugawa và Date. Sau khi đánh bại Ieyasu, Keiji đấu tay đôi với Tadakatsu. Ông giành chiến thắng và được công nhận là chiến binh mạnh nhất đất nước.
Samurai Warriors 3:
Keiji cùng Toshiie phục vụ Nobunaga chiến đấu với Nagamasa tại Anegawa, ông tự ý tấn công quân Asakura, khiến Toshiie tức giận chỉ trích. Sau cái chết của Nagamasa, Nobunaga từng bước chinh phạt đất nước cho đến khi qua đời tại chùa Honnō. Sau đó, Keiji cùng Toshiie tới tiếp viện cho Katsuie, thầy của Toshiie, chống lại Hideyoshi tại Shizugatake.
Tuy nhiên, Toshiie bị thuyết phục bởi lý tưởng của Hideyoshi và quay lưng với Katsuie. Trước khi chết, Katsuie nhờ cậy Keiji chăm sóc Toshiie. Khi Toshiie đang suy sụp, Keiji nói rằng ông phải xác định được mục tiêu của cuộc đời và học hỏi từ tấm gương của Katsuie, tiếp đó ném Toshiie xuống một vũng nước rồi tuyên bố rời khỏi gia tộc Maeda.
Toshiie sau đó tiếp tục hỗ trợ công cuộc thống nhất của Hideyoshi, còn Keiji sống như một rōnin. Khi những lãnh chúa khắp nơi quy tụ dưới trướng Hideyoshi để tấn công Ujiyasu, người chống đối cuối cùng, Keiji với mong muốn góp mặt trong trận đánh vì hòa bình, quyết định tham gia vây hãm lâu đài Oshi.
Sau một cuộc hồi ngộ ngắn ngủi với Toshiie, Keiji làm quen với Kanetsugu, cảm thấy ấn tượng và quyết định đầu quân cho Uesugi. Sau khi Hideyoshi qua đời, Toshiie giữ vững nền hòa bình trong một thời gian ngắn trước khi cũng đổ bệnh qua đời, khiến nội bộ gia tộc Toyotomi trở nên hỗn loạn.
Keiji theo Kanetsugu tới Kyōto để sắp xếp cho Mitsunari nằm dưới sự bảo trợ của Ieyasu, với mục đích cả nhân là để bảo vệ di sản của Toshiie. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Mitsunari và Ieyasu nhanh chóng đổ cỡ vì tranh chấp quyền lực, và Ieyasu cử Masamune tới đối phó với Kanetsugu. Tại Hasedō, Keiji tuyên bố đây sẽ là trận chiến cuối cùng của ông.
Tuy hạ được Masamune, quân miền đông nhanh chóng tiến tới, do Mitsunari đã thất bại tại Sekigahara. Với một ngọn thương của Toshiie trong tay, Keiji liều mình xông lên. Tuy bất ngờ khi thấy Kanetsugu tới tiếp viện, Keiji cho rằng đó là một dấu hiệu tốt, và tiếp tục lao tới cuộc chiến trước mặt.
Samurai Warriors 4:
Keiji là người đứng đầu gia tộc Maeda. Tại Okehazama, ông nhận thấy sự cố gắng của Toshiie, người khi ấy đang bị trục xuất, liền cầu xin Nobunaga tha chứ cho người chú. Toshiie được tha thứ và hai người cùng nhau chiến đấu tại Kyōto.
Sau đó, Nobunaga đột ngột đưa Toshiie lên làm trưởng tộc Maeda. Tuy bất ngờ nhưng Keiji vẫn ủng hộ và chúc mừng Toshiie. Ông tiếp tục phục vụ Oda, chiến đấu trong các trận đánh tại Kanegasaki, Tedorigawa, Nagashino, và tinh Kii trước khi được điều tới lực lượng của Takigawa Kazumasu.
Khi phục vụ Kazumasa, Keiji vui mừng vì được chạm chán với anh em Sanada, Yukimura tại Nagashino, và Nobuyuki tại Tenmokuzan. Keiji có cơ hội trò chuyện với họ khi Kazumasa liên minh với Sanada tại Kannagawa. Ông vui vẻ giãi bày quan điểm sống của mình với Yukimura, nhưng cũng cảnh báo Nobuyuki rằng tinh thần chiến binh của Yukimura chắc chắn sẽ dẫn tới cái chết trên chiến trường.
Sau đó, Keiji rời bỏ Kazumasu để tới hỗ trợ Toshiie tại Shizugatake. Ông tạt nước lạnh vào Toshiie để kéo người chú khỏi sự suy sụp sau cái chết của Katsuie. Khi Toshiie tức giận quát tháo, Keiji mừng vì người chú đã lấy lại tinh thần rồi tiếp tục cuộc hành trình của riêng mình.
Đoán rằng Hideyoshi sẽ hướng về phía đông một ngày không xa, Keiji muốn có được một trận chiến để đời nên quyết định cùng Magoichi tới Ōshu. Ông hỗ trợ quân Date tại Koriyama và thích thú bởi tham vọng của Masamune. Keiji sau đó tiếp tục hỗ trợ Masamune trong trận đánh lớn chống lại Toyotomi, và có được một cuộc đoàn tụ ngắn ngủi với Toshiie.
Với sự vươn lên của Ieyasu những năm sau đó, Keiji quyết định rời Ōshu. Keiji muốn có tham gia trận đánh lớn cuối cùng nhưng lại không muốn chiến đấu cho phe nắm chắc phần thắng. Ông nhớ về ấn tượng với Kagekatsu tại Tedorigawa và quyết định đầu quân cho Uesugi.
Trước trận Hasedō, Keiji gặp và cảm ơn Masamune, đồng thời mong muốn có một trận đánh chất lượng. Với thất bại của Mitsunari tại Sekigahara, Uesugi đầu hàng Ieyasu.
Kagekatsu ban cho Keiji một dinh thự và ông quyết định rửa tay gác kiếm. Sau khi Yukimura tử trận tại Ōsaka, Kanetsugu tới thăm Keiji, Keiji chia buồn nhưng cũng mãn nguyện khi trận đánh cuối cùng của thời đại thuộc về Yukimura.