[PlayStation 5] Phân tích cốt truyện hấp dẫn của tựa game kinh dị The Medium

Người đăng: Ngày đăng: 28/07/2021 Game PC & Console
The Medium ra mắt dù âm thầm, lặng lẽ trên PlayStation 5, Xbox Series X/S nhưng lại được giới phê bình và cộng đồng game thủ đánh giá đây là dự án game đầy tâm huyết và thành công nhất của đội ngũ phát triển Bloober Team từng thực hiện từ trước đến nay.

Với phương pháp khéo léo khóa góc quay (lock camera) quen thuộc của những tựa game cổ điển, điển hình như dòng game Silent Hill, cho phép người chơi được trải nghiệm ở góc nhìn người thứ ba.

Bloober Team đã kết hợp và khai thác hiệu quả đề tài thế giới tâm linh huyền bí từ đời thực, mang vào trong tựa game và để lại rất nhiều cảm xúc khó quên trong suốt quá trình trải nghiệm. Trong bài viết này hãy cùng GameCuoi đi sâu về nội dung và cốt truyện hấp dẫn của tựa game thông qua góc nhìn nghệ thuật nhé.

Tựa game kinh dị The Medium ra mắt trên PlayStation 5 cực kỳ ấn tượng

Zdzisław Beksiński sinh ra và lớn lên tại thành phố Sanok, một trong những thành phố có sức chứa lên đến 40.000 dân cư nằm ở phía Đông Nam của Ba Lan. Nơi có chung đường biên giới với Slovakia và chỉ nằm cách thủ đô Krakow khoảng 200km.

Mãi gần một thập kỷ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan được thành lập, Beksiński trở về quê hương của mình để trở thành một họa sĩ. Các tác phẩm của ông giống như trường phái mang hơi hướm điện ảnh Đức vào những năm 1920.

untitled 25 Game Cuối

Với những đặc thù về hình dạng dị hơm, thân thể tàn liệt, pha trên tông màu rùng rợn, thể hiện nét kinh dị trong phong cách của ông. Trong đó các hữu thể siêu thực có cảm giác như họ đang lạc lối bên trong thực tại của bức tranh.

Cũng không quá bất ngờ khi mà những tác phẩm này đến từ một con người đã trải qua thời thơ ấu thời bom đạn của chiến tranh thế giới lần thứ 2, tấn bi kịch lớn đã cướp mất sinh mạng của 6 triệu dân cư có chung dòng máu với ông.

The Medium ra mắt dù âm thầm, lặng lẽ trên PlayStation 5, Xbox Series X/S nhưng lại được giới phê bình và cộng đồng game thủ đánh giá đây là dự án game đầy tâm huyết và thành công nhất của đội ngũ phát triển Bloober Team từng thực hiện từ trước đến nay.
The Medium ra mắt dù âm thầm, lặng lẽ trên PlayStation 5, Xbox Series X/S nhưng lại được giới phê bình và cộng đồng game thủ đánh giá đây là dự án game đầy tâm huyết và thành công nhất của đội ngũ phát triển Bloober Team từng thực hiện từ trước đến nay.

Theodor W. Adorno từng cho rằng những bài thơ viết về Auschwitz là những hành động man rợ, nghệ thuật gợi nhớ và ẩn ý trong cách sử dụng từ ngữ vĩnh viễn không thể nào nói rõ được tội ác của nạn diệt chủng. Đó là lời tuyên thệ cho phần còn lại của thế giới.

Cũng vừa là lời thỉnh cầu khoan dung cho các quốc gia từng chứa đựng trại tập trung do người Do Thái, chứng kiến nhiều cuộc diễu hành tử thần và oai oán trước khi kết thúc cuộc khởi nghĩa đẫm máu Warsaw.

Beksiński từng là công dân của một đất nước trải qua những tấn bi kịch chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại giữa thế kỷ 20. Các tác phẩm thời hậu chiến của Zdzisław Beksiński đều mang tinh thần của Adorno, khi nói lên sự tàn bạo của chiến tranh bằng thứ ngôn từ không lời chỉ diễn hoạt qua hình ảnh.

Tất cả đều khởi đầu với cái chết của một cô bé. Từ màu sắc của ánh trăng, cho đến mùi gỗ thông và rồi lại đến tiếng súng. “Marianne đã thuật lại cảnh tưởng đó rất chi tiết, cô gọi nó như là một vết sẹo nằm trong kí ức và không bao giờ mất đi, dù bản thân cô chẳng thể hiện rõ được.

Khi Marianne đặt chân đến Niwa, một khu nghỉ dưỡng công đoàn bị bỏ hoang thời Soviet, cùng với một lời đề nghị vén lên bức màn quá khứ của cô
Khi Marianne đặt chân đến Niwa, một khu nghỉ dưỡng công đoàn bị bỏ hoang thời Soviet, cùng với một lời đề nghị vén lên bức màn quá khứ của cô

Trên khuôn mặt của cô vẫn còn tồn tại một vết sẹo bỏng từ thời thơ ấu, khiến cô có khả năng giao tiếp được với linh hồn người đã khuất. Tựa game The Medium đã mở màn khi Marianne đang chuẩn bị chôn cất người cha nuôi của mình – Jack trong một căn hộ tại Krakow.

Khắp văn phòng của ông là những bộ huân chương Công Đoàn, và một chiếc thánh giá, kèm với một bức họa “Đức Mẹ Đen của Częstochowa, cùng với một tấm hình lễ tốt nghiệp của Marianne.

Ông ngoài mặt là một người cha tốt, thì bên trong còn là một tín đồ lương thiện của Thiên Chúa, đồng thời còn là một người ái quốc chân chính. Cuộc đời của ông lớn lên trong thời chiến và rồi ông rời bỏ nó, cùng với kỷ vật duy nhất là chiếc kẹp cà vạt cờ Ba Lan được đươm bởi con gái của ông.

Đó là những ngày mưa giông lớn của tháng 10 năm 1999, khoảng thời gian nửa năm sau khi Balan, Hungary, và Cộng Hòa Séc chính thức gia nhập NATO. Tàn dư của chiến tranh vẫn không ngừng đày đọa những con người đang chuẩn bị bước đến bình minh của tân thiên niên kỷ.

Tàn dư của chiến tranh vẫn không ngừng đay đọa những con người đang chuẩn bị bước đến bình minh của tân thiên niên kỷ.
Tàn dư của chiến tranh vẫn không ngừng đay đọa những con người đang chuẩn bị bước đến bình minh của tân thiên niên kỷ.

Khi Marianne đặt chân đến Niwa, một khu nghỉ dưỡng công đoàn bị bỏ hoang thời Soviet, cùng với một lời đề nghị vén lên bức màn quá khứ của cô. Cũng có những thứ liên quan đến sự sụp đổ của Niwa.

Tại đây, giữa những hành lang mục ruỗng, nước rỉ qua từng vách tường thông qua những viên gạch ẩm ướt, những mảnh vở của kính rơi vương trên sàn để lại những khe cửa kính nhìn nhem nhuốc không còn nguyên vẹn. Các tài liệu thì bị cháy xém loang lỗ vết mực.

Càng đi sâu vào bên trong những căn phòng lặng gió của nơi đây, Marianne lại có dịp tìm hiểu ra khá nhiều sự thật về nó. Niwa không bị bom đạn phá hủy nó, mà bởi chính những vết thương tinh thần còn tồn đọng qua nhiều thế kỷ.

Trong nhiều thời điểm bên trong tựa game, màn hình của game sẽ bị chia làm đôi để hình ảnh hóa về khả năng của Marianne, khi cô có thể nhập vao “linh giới”. Bạn sẽ được chứng kiến thấy góc nhìn của nhà phát triển thú vị ra sao khi đưa người chơi qua 2 góc nhìn đối lập.<

Bạn sẽ được chứng kiến thấy góc nhìn của nhà phát triển thú vị ra sao khi đưa người chơi qua 2 góc nhìn đối lập.
Bạn sẽ được chứng kiến thấy góc nhìn của nhà phát triển thú vị ra sao khi đưa người chơi qua 2 góc nhìn đối lập.

Một nửa màn hình sẽ đặt Marianne vào giữa những hàng bê tông thối nát của thế giới hiện thực, còn nửa kia chính là thực tại bị nhấn chìm trong cát vàng và bị xẻ đôi bởi những bức tượng mặt người, nó được ví như thế lực siêu nhiên nằm trong tranh của Beksiński, và chúng như đang xé toạc chiếc lồng giấy để quấy nhiễu ra bên ngoài thế giới thực của cô.

Giữa hiện thực ngổn ngang là những thứ đồ vật đời thường mang trên mình sự cũ kỹ, vết nứt theo thời gian, vang vọng trong cuộc trò chuyện, hay đôi khi là những lời cầu cứu thì thầm bên tai, từ những con người đã vĩnh viễn nằm xuống đất từ nhiều thế kỷ trước.

Ngoài nghe và gợi nhớ ký ức, Marianne còn có khả năng chạm vào những tấm gương để đi vào linh giới, tìm kiếm những hữu thể vẫn còn đang tồn tại như một loại ký sinh trùng, vĩnh viễn nằm kẹt bên trong những bức tường thịt dị hơm. Ở thế giới thực, hình bóng của các người chết vẫn quanh quẩn trong chiều không gian xung quanh cô.

Nhưng khi ở linh giới, họ sẵn sàng cào cấu bất kể là một mảng không khi để kêu oan và không muốn chịu cảnh chết không toàn thây nữa. Người chết và người trong quá khứ giờ đây đã hòa làm một, họ cùng chia sẻ nỗi đau bất diệt theo thời gian, vượt sự cách biệt trong không gian.

Ngoài nghe và gợi nhớ ký ức, Marianne còn có khả năng chạm vào những tấm gương để đi vào linh giới, tìm kiếm những hữu thể vẫn còn đang tồn tại như một loại ký sinh trùng
Ngoài nghe và gợi nhớ ký ức, Marianne còn có khả năng chạm vào những tấm gương để đi vào linh giới, tìm kiếm những hữu thể vẫn còn đang tồn tại như một loại ký sinh trùng

Chúng được gọi là Ám hồn, một khái niệm rất hay mà nhà làm game đã mang đưa vào trong tựa game The Medium. Theo như lời của Marianne nói, thì chúng là “những thứ không thể tự rời đi”. Bên ngoài chúng sẽ là những hình bóng ảm đạm, những âm thanh rên la oai oán, hay những cảm giác khiến bạn cảm thấy bất thường và lạnh gáy
Nhưng trong The Medium, “Ám Hồn” còn là những thực thể phá vỡ quy luật niên đại, để cho chúng ta thấy rằng quá khứ hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng tới hiện tại, mơn mớn vào chúng. Đó cũng là lí do tại sao ám hồn đều có mối quan hệ mật thiết với những vết thương, về cả thể chất lẫn tinh thần.

Nếu như Neil Gaiman từng cho rằng thánh thần chỉ không còn tồn tại khi không còn ai tin, thì The Medium lại khéo léo nói lên điều đó bằng Ám Hồn, rằng chúng chỉ có thể tan biến khi được thứ tha.

Beksiński không hề vẽ nên những bức tranh thảm kịch bằng 2 thứ máu và xác chết. Ông vẽ ra hiện thân của những thảm kịch bằng thứ cảm xúc rối bời nhất của con người. Marianne cuối cùng cũng khám phá ra những sự kiện này đều là kết cục của những thảm kịch được giáng lên và chịu đựng qua nhiều thế hệ.

Theo như lời của Marianne nói, thì chúng là "những thứ không thể tự rời đi". Bên ngoài chúng sẽ là những hình bóng ảm đạm, những âm thanh rên la oai oán, hay những cảm giác khiến bạn cảm thấy bất thường và lạnh gáy.
Theo như lời của Marianne nói, thì chúng là “những thứ không thể tự rời đi”. Bên ngoài chúng sẽ là những hình bóng ảm đạm, những âm thanh rên la oai oán, hay những cảm giác khiến bạn cảm thấy bất thường và lạnh gáy.

Tình bạn giữa một cô bé người Do Thái là Rose cùng cậu bé Ba Lan theo đạo thiên chúa là Richard Tarkowski sớm đã bị cắt đứt khi cha dượng của Richard bán đứng cô bé Rose cho bọn lính phát xít Đức. Mẹ Richard sau khi chịu đựng nhiều năm tháng bị bạo hành của gã chồng vũ phu, bà đã quyết định tiết lộ hành tung phản bội của y cho phe kháng chiến, và rồi họ treo cổ y bên trong gác xếp của tòa lâu đài Tarkowski.
Sau những cái chết đó, thêm việc người cha dượng của cô đã hy sinh trong thời chiến, đã khiến cho Richard bị lôi kéo vào vòng xoáy vô tận những chấn thương tổn thương bên trong lòng mãi không dứt. Nhiều thập kỷ sau, hắn đã lạm dụng Lilianne là em gái của Marianne.

Và từ đây hình thành ênn một sinh vật mang tên “The Maw” – “Bộ hàm” được cấu thành từ nỗi đau bên trong Lily. Đầu của nó có một mảng da bọc xương hình dáng lưỡi liềm, phần nội tại bị lộ hết ra ngoài, cùng cặp cánh rách rưới và một cái mồm không ngừng thèm khát muốn mặc da của nạn nhân của nó, chính nó là kẻ chủ mưu đằng sau mọi cuộc thảm sát tại Niwa.
Những nhân vật trong tựa game The Medium đã dùng phản ứng của họ trước nỗi đau trong quá khứ để mở ra định mệnh trong tương lai họ. Cùng với quan niệm này, một mặt cổ vũ cho đạo đức của con người theo hướng tiêu cực, nghĩa là khi bạn bị một ai đó ngược đãi bạn, thì bạn có quyền ngược đã một người khác.

The Medium cảnh báo về hiện tại khi nó bị quá khứ dẫm đạp lên - cũng giống như cái cách khối hài cốt hướng về bức tường gạch một cách tuyệt vọng
The Medium cảnh báo về hiện tại khi nó bị quá khứ dẫm đạp lên – cũng giống như cái cách khối hài cốt hướng về bức tường gạch một cách tuyệt vọng

Luôn tìm cách bào chữa cho hành động không thể tha thứ của mình, mặt khác nó là gợi ý về những thứ lạc quan, rằng ánh sáng sẽ đến với ta trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Marianne và cha đẻ của cô là Thomas, chính là 2 bản thể đối lập của “Medium”. Marianne thì dùng sự cảm thương sâu sắc dành cho những linh hồn, cũng như mong muốn giải thoát họ bằng mọi giá.
Còn Thomas thì luôn vùi dập các ám hồn bằng năng lực tâm linh của mình để làm thú vui tiêu khiển. Marianne bị đánh mất cuộc đời và gia đình ruột thịt của mình kể từ thời thơ ấu, còn với Thomas, ông không những chỉ bị cướp đi 2 đứa con gái, mà còn bị cầm tù bởi phát xít Đức.

Marianne được nuôi dạy tư tưởng bởi một nhà ái quốc từng dâng hiến cuộc đời mình cho việc đấu tranh giành tự do cho đồng bào, còn Thomas thì chỉ dành phần đời còn lại của mình quan quẩn bên trong căn hầm trú bên dưới Niwa, sống với những hồn ma từ trong quá khứ, và bị dằn vặt bởi những chưỡi ngày ác báo khiến cho bản thân của ông hình thành nên.

Còn Thomas thì chỉ dành phần đời còn lại của mình quan quẩn bên trong căn hầm trú bên dưới Niwa, sống với những hồn ma từ trong quá khứ, và bị dằn vặt bởi những chưỡi ngày ác báo khiến cho bản thân của ông hình thành nên.
Còn Thomas thì chỉ dành phần đời còn lại của mình quan quẩn bên trong căn hầm trú bên dưới Niwa, sống với những hồn ma từ trong quá khứ, và bị dằn vặt bởi những chưỡi ngày ác báo khiến cho bản thân của ông hình thành nên.

Đó là cách kể chuyện rất hay của The Medium, được lồng ghép rất trau chuốt và tỉ mỉ. Sâu sắc và nhân văn, rất hiếm có tựa game kinh dị nào ở thời điểm hiện tại có thể đáp ứng được những điều này. Mọi thứ cấu thành nên một chất liệu hấp dẫn cho câu truyện của tựa game.

The Medium xứng đáng là tựa game kinh dị hay đúng nghĩa, GameCuoi muốn mượn cốt truyện của game để phân tích cho bạn có thể thấy được nhà phát triển đã cấu thành tựa game tài đến mức nào. Khả năng trong năm 2021, The Medium sẽ giành giựt rất nhiều đề cử game kinh dị hay của năm.

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: