Kiểm chứng: Đặt PC vào… tủ lạnh để tản nhiệt có tác dụng không?

Người đăng: Ngày đăng: 13/07/2021 Thiết Bị
Nếu bạn đang có ý định nhét thùng case PC hay Laptop vào tủ lạnh cho… mát thì xin đừng. Lý do cụ thể tại sao thì xin mời tham khảo ở bài viết này.

Nhiệt độ cao là đối thủ truyền kỳ của mọi người đam mê máy tính. Nếu để PC quá nóng, hiệu suất hệ thống sẽ giảm và kéo theo tuổi thọ linh kiện. Vì vậy, cả một ngành công nghiệp chuyên cung cấp các phương thức giải nhiệt cho máy tính đã ra đời. Từ những vòng lặp nước/chất lỏng tùy chỉnh, quạt gió RGB cho đến bộ tản nhiệt buồng hơi đều có đủ.

Tuy nhiên, liệu tất cả những thứ này có thật hiệu quả hơn chiếc… tủ lạnh quen thuộc, trong việc tạo ra một môi trường hoạt động mát mẻ cho PC hay không? Chà, ngoài thực tế là dây cáp của bạn sẽ thò ra khỏi tủ khiến hơi lạnh thoát đi nhiều, thì ý tưởng này vẫn còn tồn tại những vấn đề khác cần phải bàn đến.

Dat PC vao tu lanh de tan nhiet co tac dung khong 5 Game Cuối

Điều đầu tiên, chúng ta cần nói sơ qua là cơ chế họat động của tủ lạnh. Nó vốn được thiết kế để loại bỏ nhiệt từ thực phẩm, sau đó tắt máy nén khi mọi thứ bên trong xuống đến mức vừa đủ lạnh, và dựa vào lớp cách nhiệt để duy trì tình trạng đó một khoảng thời gian trước khi bật lên trở lại.

Mặc dù tủ lạnh có thể phải làm việc cật lực hơn nếu bạn đặt vào đó một đống thức ăn ở nhiệt độ phòng, nhưng nó vẫn có thể dễ dàng xử lý  vì chúng không có khả năng tạo ra nhiệt liên tục.

Dat PC vao tu lanh de tan nhiet co tac dung khong Game Cuối

Trong khi đó, các thành phần máy tính đang hoạt động thì lúc nào cũng tỏa hơi nóng, đặc biệt là khi bạn đang chạy video ở độ phân giải 8K hoặc mở hàng chục tab Chrome tiêu hao hàng GB RAM.

Vì vậy, ở thời điểm vừa đặt vào, nhiệt có thể giảm đôi chút, nhưng không lâu sau đó nó sẽ nóng trở lại gây ảnh hưởng sang cả chiếc tủ.

Nếu gặp may, vấn đề đáng chú ý duy nhất sẽ là phần bên trong tủ trở nên ấm lên, do máy nén không loại bỏ kịp lượng nhiệt phát ra. Còn bằng không, bạn có thể làm hỏng luôn tủ lạnh vì máy nén phải liên tục căng sức để làm mát mọi thứ.

Dat PC vao tu lanh de tan nhiet co tac dung khong 2 Game Cuối

Giả sử bạn để PC trong tủ lạnh đủ lâu để các bề mặt linh kiện nguội đi chăng nữa, thì nguy cơ phá hỏng các thành phần vẫn khá cao. Bởi bất kỳ hơi ẩm nào bên trong cũng có thể ngưng tụ trên các bộ phận, giống như trên đồ uống lạnh vào một ngày nóng ẩm.

Nếu các thành phần PC của bạn bị ướt, nhẹ thì chúng có thể bị tắt và “đỡ nhẹ” hơn thì… chập cháy. Nếu đặt máy tính của mình trong chiếc tủ lạnh mà bạn thường xuyên mở ra đóng vào, nguy cơ này sẽ còn lớn hơn. Vì nó có thể tạo ra nhiều không khí ẩm và ấm hơn mỗi khi mở cửa. Bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để nói lên rằng thí nghiệm này nguy hiểm như thế nào.

Vậy thì tại sao bộ tản nhiệt và bộ làm mát nước được thiết kế cho các bộ phận máy tính lại không gặp phải vấn đề tương tự? Vì dù cho chúng có hiệu quả tản nhiệt cao đến đâu thì các thành phần của bạn vẫn ấm hơn nhiều so với môi trường xung quanh nên không xuất hiện tình trạng ngưng tụ hơi ẩm.

Dat PC vao tu lanh de tan nhiet co tac dung khong 3a Game Cuối
Bạn có một bộ làm mát tuyệt vời giúp giữ CPU và GPU hiệu suất cao hàng giờ dưới 60 độ C khi chịu tải nặng, nhiệt độ đó rõ ràng vẫn ấm hơn nhiều so với nhiệt độ phòng xung quanh.

Hãy nhớ rằng, khi bạn chạm vào một thành phần linh kiện nào đó và cảm thấy nóng, nó vẫn có thể “đủ mát” để hoạt động mà không gặp vấn đề gì. Đừng quyết tâm trở thành “nhiệt thủ 0 độ” làm chi.

Hơn hết, các sản phẩm làm mát chuyên dụng cho máy tính được thiết kế để quá trình trao đổi nhiệt diễn ra liên tục và tốt hơn so với tủ lạnh gia đình. Các ống dẫn, máy bơm và quạt gió hoạt động trong suốt thời gian máy tính của bạn được bật để hút hơi nóng ra khỏi các linh kiện, rồi xua nó ra không gian mở mà không làm hỏng bộ tản nhiệt.

Dat PC vao tu lanh de tan nhiet co tac dung khong 4 Game Cuối

Ngược lại, cơ chế vận hành của tủ lạnh lại dựa vào lớp cách nhiệt để giữ hơi nóng bên ngoài không lọt vào, cũng như máy nén không được thiết kế để hoạt động liên tục.

Vì vậy, nếu bạn chỉ là một người dùng thông thường, không quá am hiểu về cách thức xây dựng những hệ thống tản nhiệt tùy chỉnh, đừng nhét Case PC hay Laptop vào ngăn mát để giảm bớt hơi nóng. Bởi nó có thể khiến bạn phải vác cả máy tính và tủ lạnh ra tiệm để sửa chữa đấy. Tủ lạnh thì chỉ nên sử dụng để ngăn thực phẩm không bị hỏng mốc thì tốt hơn.

Theo techplanet.today/Techquickie

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: