E-mote đầu tiên chính thức tròn 40 tuổi và nguồn gốc ra đời của biểu tượng cảm xúc

Người đăng: Ngày đăng: 23/09/2022 Cộng Đồng
Vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, biểu tượng cảm xúc khởi đầu cho hệ thống E-mote phổ biến đã chính thức bước sang tuổi 40.

Người dùng internet thường xuyên, đặc biệt là trên các diễn đàn hay mạng xã hội, chắc không xa lạ gì với E-mote. Chúng là những biểu tượng bằng ký hiệu chữ viết hoặc ký tự đặc biệt trên bàn phím, dùng để thể hiện cảm xúc hoặc ẩn ý từ người viết. Ví dụ như 🙂 hay :p chẳng hạn.

E mote dau tien chinh thuc tron 40 tuoi va nguon goc ra doi cua bieu tuong cam xuc 2 Game Cuối

Dù đã quen thuộc với chúng trong thời gian dài. Vậy liệu bạn có biết tác giả của những E-mote này là ai và chúng đã được tạo nên như thế nào hay không? Nhân dịp E-mote đầu tiên chính thức bước sang tuổi 40, hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về chúng trong bài viết này nhé.

Theo như lời giải thích của giáo sư Scott Fahlman tại Carnegie Mellon, biểu tượng cảm xúc đầu tiên đã ra đời vào ngày 19 tháng 9 năm 1982 là vì mọi người đã tranh cãi dữ dội với nhau trên mạng.

Bài đăng của ông trên trang web trường đại học cho biết hồi đầu những năm 80, cộng đồng Khoa học Máy tính Carnegie Mellon thực sự ưa thích các bảng thông báo bulletin board – thứ mà ngày nay được gọi là diễn đàn internet – để nói chuyện với nhau về một loạt các chủ đề.

Falman nhận thấy rằng một số chủ đề, bài viết mang tính châm biếm hoặc hài hước đôi khi lại được xem xét một cách nghiêm túc, dẫn đến những trận cự cãi rồi đi lệch hẳn khỏi chủ đề ban đầu.

E mote dau tien chinh thuc tron 40 tuoi va nguon goc ra doi cua bieu tuong cam xuc 1 Game Cuối

Điều này thôi thúc giáo sư và những thành viên khác tìm cách “đánh dấu các bài đăng không nên được xem xét theo cách nghiêm túc” để tránh gây nhầm lẫn. Hiểu đơn giản là nó giống như hình con chim cánh cụt mà mọi người ngày nay hay dùng ở cuối bình luận, để ngầm nói rằng họ đang đùa ấy.

“Rốt cuộc khi giao tiếp trực tuyến bằng văn bản, chúng ta thiếu ngôn ngữ cơ thể hoặc tín hiệu giọng nói để truyền tải thông tin (magn tính hài hước – PV) này như khi nói chuyện trực tiếp hoặc qua điện thoại,” giáo sư Fahlman nhận định.

Vì vậy, ông ấy đã nghĩ ra ý tưởng như sau:

Tôi đề xuất rằng chuỗi ký tự sau đây sẽ dành cho những người pha trò:

🙂

Đọc theo phương nghiêng. Trên thực tế, với xu hướng hiện tại thì có lẽ việc đánh dấu những bài viết KHÔNG phải trò đùa sẽ tiện hơn. Đối với điều này thì hãy sử dụng

🙁

Kể từ đó, thành viên sử dụng các bảng tin bắt đầu đăng những biến thể dựa trên văn bản của riêng họ về khuôn mặt cười, như khuôn mặt cười đeo kính 😎 hoặc ông già Noel.

E mote dau tien chinh thuc tron 40 tuoi va nguon goc ra doi cua bieu tuong cam xuc 3a Game Cuối

Vì đây là những năm 80, nên các máy tính dựa trên ASCII chỉ có thể hiển thị theo dạng cơ bản nhất mà thôi. Sau này, không công nghệ phát triển hơn, chúng mới hóa thành những emoji hình ảnh cụ thể mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tóm lại, bây giờ bạn đã biết mình cần cảm ơn ai khi dùng biểu tượng cảm xúc trong những lần trò chuyện sắp tới rồi nhé.

Theo PC Gamer

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: