Mục Lục
Tròn một thập niên kể từ khi phát hành, cộng đồng đã chứng kiến những thay đổi và cải cách về mọi khía cạnh có thể của CSGO. Ngay cả khi chỉ nhìn vào ảnh chụp màn hình và video cũ, trò chơi giờ đây rõ ràng đã vô cùng khác biệt.
May mắn thay, những sự thay đổi ấy đa số đều theo chiều hướng tích cực. Suốt thời gian qua, CSGO đã không ngừng được mài giũa để trở thành một trong những game FPS hay và cân bằng nhất trên thị trường, với hàng triệu người chơi thường xuyên. Nhờ sự hỗ trợ hợp lý từ Valve, không có gì ngạc nhiên khi đây vẫn là một trong những trò chơi nhiều người thành công và tồn tại lâu dài nhất từ trước đến nay.
10. Hệ thống tiền thưởng
Theo thời gian, meta nền kinh tế của CSGO đã được thay đổi qua nhiều lần điều chỉnh giá vũ khí và những yếu tố nhỏ khác, nhưng quan trọng nhất trong số đó có lẽ là hệ thống tiền thưởng thêm khi thua trận (loss bonus) vào năm 2019.
Thay vì reset sau khi chiến thắng một vòng, bộ đếm loss bonus sẽ tăng lên 1 cho mỗi lần thua và giảm 1 cho mỗi trận thắng. Điều này đặc biệt tạo động lực lớn hơn cho các đội muốn “lội ngược dòng” và giúp phe thất thế có nhiều cơ may để cân bằng tỷ số, thay vì khiến nền kinh tế của họ suy sụp sau khi thắng một ván nhưng lại thua ván tiếp theo.
9. Âm thanh vũ khí
Âm thanh vũ khí cũng có sự khác biệt đáng kể, với việc Valve tung ra bản update thay thế tất cả tiếng súng trong trò chơi vào năm 2016. Sự thay đổi này đã gây tranh cãi giữa cộng đồng, bởi một số người cảm thấy rằng âm thanh cũ hay hơn.
Mặc dù không phủ nhận những âm thanh mới tạo cảm giác hơi kém mạnh mẽ, nhưng bù lại chúng yên ả hơn một chút và dễ phân biệt hơn. Nhờ vậy, tai nghe đỡ mệt mỏi và gây biến dạng chất âm.
8. Giao diện người dùng
Giao diện người dùng Panorama được chờ đợi từ lâu đã chính thức phát hành vào năm 2018, thay thế giao diện Scaleform cũ. Mặc dù chỉ mang tính thuần túy về đồ họa, Panorama là một trong những bản cập nhật lớn nhất mà CSGO từng thấy, giúp thay đổi hoàn toàn giao diện của trò chơi.
Menu chính đã được làm mịn hơn nhiều và màn hình kho đồ cũng dễ điều hướng hơn. Menu mua chi tiết hơn, hiển thị cả tiền và trang bị của đồng đội. Ngoài ra, rất nhiều số liệu thống kê bổ sung được thêm vào bảng điểm để giúp người chơi theo dõi tiến trình một trận đấu.
7. Mô hình người chơi mới
Các mô hình người chơi (Player Model) của CS: GO cũng đã được nâng cấp một vài lần nhằm cải thiện độ trung thực. Đơn cử như năm 2016, các mô hình SAS đã được thay thế, làm cho chúng trở nên chi tiết hơn và giống với các bản gốc bên Counter-Strike. Tương tự, Leet Krew đã được nâng cấp đáng kể vào năm 2017, tăng gấp đôi số lượng đa giác.
Quá trình hiện đại hóa đồ họa đã được triển khai cho tất cả các phe phái trong CS: GO, bao gồm FBI, IDF và Phoenix Connexion. Ngoài ra, các skin Đặc vụ trả phí cũng xuất hiện cùng Chiến dịch Shattered Web vào năm 2019, thay đổi mô hình người chơi cho phe T và CT bất kể bản đồ.
6. Cộng đồng E-sports khổng lồ
Thể thao điện tử luôn là một phần quan trọng của Counter-Strike. Nhưng trong những năm gần đây, ngành công nghiệp này đã phát triển theo cấp số nhân. Để dễ hình dung, trận chung kết Stockholm Major năm 2021 giữa Navi và G2 đạt lượng người xem cao nhất là hơn 2,7 triệu. Còn giải Major đầu tiên, Dreamhack Winter 2013, con số này chỉ vào khoảng 145.000.
CSGO đã trở thành một trong những trò chơi eSports lớn nhất trên thị trường, và cộng đồng Esports cũng phát triển vượt bậc so với 1 thập niên trước. Đó là chặng đường dài đáng kể từ một khởi đầu tương đối khiêm tốn với những giải đấu mạng LAN và đám đông khán giả quy mô nhỏ.
5. Những chế độ chơi mới
CS: GO từng khá trơ trọi về thể thức game. Trên thực tế, chế độ deathmatch thậm chí không được giới thiệu ngay từ đầu mà phải dời sang năm 2013. Tùy chọn các chế độ vẫn còn tương đối hạn chế cho đến năm 2017, khi Chiến dịch Hydra giới thiệu một số gamemode mới, được người hâm mộ yêu thích như 2v2 Wingman và Flying Scoutsman.
Ngoài ra, năm 2018 chứng kiến sự ra đời của chế độ battle royale mang tên Danger Zone, và sau đó hai năm thì đến lượt chế độ Retakes chính thức được đưa vào trò chơi. Giờ đây, CSGO có rất nhiều tùy chọn chơi casual ngoài chế độ cạnh tranh tiêu chuẩn.
4. Trò chuyện thoại trong giờ nghỉ giải lao
Những ai đã chơi CSGO trước năm 2015 sẽ nhớ rằng ban đầu, vào giờ nghỉ giải lao và khi kết thúc trò chơi, tính năng voice chat sẽ được bật cho tất cả người chơi trong sảnh, cho phép các đội đối lập trò chuyện với nhau.
Phải thừa nhận rằng điều này có thể dẫn đến những câu nói khiếm nhã hoặc bình luận toxic, nhưng nó cũng mang lại một số khoảnh khắc vui nhộn khi người chơi tranh luận trong thời gian nghỉ. Nhiều game thủ muốn Valve đưa voice chat trong giờ nghỉ giải lao trở lại, nhưng có vẻ như công ty không mặn mà cho lắm.
3. Nền kinh tế skin
Các skin đã được giới thiệu vào trò chơi qua bản cập nhật Arms Deal Update vào năm 2013 và không ngừng phát triển vượt bậc kể từ đó. Nếu không phải game thủ, việc các vật phẩm ảo được giao dịch vời mức giá hàng chục nghìn đô la ở thế giới thực nghe có vẻ kỳ quặc. Tuy nhiên, đó là một phần không thể thiếu của CSGO ngày nay.
Nền kinh tế skin của nó rất quy mô và hoạt động sôi nổi, chủ yếu dựa trên skin vũ khí và dao thu được từ các tình huống may mắn. Các mặt hàng càng hiếm thì giá trị càng cao, với giao dịch lớn nhất từng được thực hiện vào khoảng 780 nghìn đô la cho hai mặt hàng được bán. Không ai vào thời điểm đó có thể tưởng tượng được skin sẽ trở nên cực kỳ quan trọng như thế nào chỉ sau vài năm.
2. Meta vũ khí
Các loại vũ khí của CSGO đã trải qua vô số lần sửa đổi và điều chỉnh trong quá trình Valve nỗ lực cân bằng trò chơi. Mặc dù meta vũ khí thường xoay quanh vài khẩu súng nhất định (AWP và súng trường), nhưng cũng có những giai đoạn mang lại nhiều thay đổi bất ngờ hơn.
Ví dụ, năm 2015 chứng kiến sự ra đời của khẩu súng lục ổ quay R8, được mệnh danh là “súng tỉa bỏ túi” vì khả năng one-shot đối thủ từ xa. Dĩ nhiên, nó nhanh chóng bị Valve giảm đi sức mạnh. Thế nhưng, những cuộc đấu tay đôi phi lý cùng R8 vẫn là một khoảnh khắc “khét tiếng” khó quên trong lịch sử trò chơi.
Bản thân AWP cũng đã bị nerf đáng kể bằng cách làm chậm tốc độ di chuyển vào năm 2015. Valve đôi khi còn tạo nên những đợt cải cách mạnh mẽ, chẳng hạn như bản cập nhật hạ giá AUG / Krieg năm 2018 qua đó tiết lộ với cộng đồng rằng hai vũ khí này mạnh hơn đáng kể so với các loại súng trường khác.
Tương tự như trên, hai khẩu súng đã bị giảm sức mạnh sau đó, nhưng không thể phủ nhận rằng vũ khí ngày nay rất khác so với năm 2012. Ví dụ, M4A1-S hiện là lựa chọn ưu tiên của phe CT, mặc dù trước năm 2021 thì đó lại là M4A4.
1. Bản đồ mới phát hành và các đợt cách tân
Về cơ bản, tất cả các map cạnh tranh/thi đấu đáng chú ý nhất hoặc đã được làm lại, hoặc cải tiến theo cách này hay cách khác, và nhóm bản đồ đang thịnh hành cũng đã thay đổi theo thời gian.
Nuke đã nhận được một đợt cải cách lớn vào năm 2016, cập nhật về đồ họa và nâng cao trải nghiệm chơi. Kể từ đó, nó tiếp tục trải qua vài lần chỉnh sửa nhỏ hơn nhưng vẫn đủ để biến đổi lối chơi. Dust 2 cũng được làm lại hàng loạt khiến phiên bản hiện tại trông rất khác so với bản gốc.
Theo Gamerant , Thegamer