4 máy console chơi game độc quyền tại Trung Quốc mà bạn chưa từng biết đến

Người đăng: Ngày đăng: 11/08/2021 Game PC & Console
Vốn nổi tiếng với việc áp dụng những chính sách kiểm soát chặt chẽ, thị trường game Trung Quốc rất khác với Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Vì thế, những sản phẩm máy chơi game này ít nhiều cũng phải có những sự điều chỉnh cho phù hợp.

Khi so sánh với các quốc gia khác, ngành công nghiệp game console của Trung Quốc còn tương đối mới mẻ. Trước năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm gần như hoàn toàn đối với máy chơi trò chơi điện tử, với lý do lo ngại về chứng nghiện game và ảnh hưởng của nó đối với những người nhạy cảm.

Vô tình, chính sách này đã giúp mở đường cho sự phát triển bùng nổ trong cộng đồng game PC Trung Quốc, và sự nổi lên của các nhà phát triển như Netease và Tencent.

Tuy nhiên, kể từ khi kết thúc lệnh cấm kéo dài gần hai thập kỷ, nhiều công ty Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các sản phẩm console độc quyền của riêng họ cho thị trường nội địa, vốn đang mở rộng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 21% kể từ 2008.

Subor Z +

  • Nhà phát triển: Zhongshan Subor

4 may choi game doc quyen tai Trung Quoc ma ban chua tung biet den Subor Z Feature Game Cuối

Được phát triển với sự hợp tác của AMD, Subor Z + có lẽ là một trong những máy chơi game Trung Quốc nổi bật về ngoại hình, với các yếu tố thiết kế gợi nhớ ít nhiều đến Xbox 360 và Playstation 4. Bên cạnh đó, Subor Z cũng sử dụng một hệ điều hành tùy chỉnh dựa trên Windows 10.

Máy sở hữu vi xử lý SoC bán tùy chỉnh tích hợp một CPU Ryzen bốn nhân đặc biệt do AMD phát triển cho Zhogshan. Các nhân Zen sẽ chạy ở tốc độ 3Ghz, đi kèm bộ nhớ RAM GDDR5 8GB với 24-CU Radeon Vega cho GPU chạy ở tốc độ 1.3Ghz.

Bạn cũng sẽ có tùy chọn lưu trữ SDD 128GB hoặc tối đa 1TB, WIFI, Bluetooth 4.1, bốn cổng 3.0 và hai cổng 2.0, HDMI 2.0, 4K, hỗ trợ VR,….trong một hình dáng mỏng gọn với mức giá ước tính khoảng 16 triệu đồng.

Xét về bản chất tương đối mới của ngành công nghiệp console Trung Quốc, Subor Z của Zhongshan là một nền tảng chơi game sáng tạo khác xa so với các máy chơi game nhái của những thập kỷ trước.

ISec

  • Nhà phát triển: Eedoo, Lenovo

4 may choi game doc quyen tai Trung Quoc ma ban chua tung biet den Lenovo iSec Game Cuối

 

Vào năm 2012, nhà phát triển Eedoo đã hợp tác với Lenovo để phát triển một chiếc console tích hợp công nghệ bắt chuyển động, tương tự như Xbox và dòng thiết bị ngoại vi chơi game Kinect của Microsoft.

Do được phát hành trong thời gian chính quyền Trung Quốc vẫn còn áp dụng lệnh cấm console, nên iSec không xuất hiện trên thị trường như một máy chơi game, mà là một hệ thống giải trí gia đình có khả năng chơi nhạc, xem phim, v.v.

Mặc cho cách tiếp cận toàn diện khá hay này, iSec vẫn hoạt động kém hiệu quả tại thị trường Trung Quốc. Mức giá 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu) của nó cũng khiến cho khách hàng phải đắn đo, lưỡng lự. Kể từ đó, công ty đằng sau iSec đã được mua lại bởi một nhà phát triển phần mềm ẩn danh. Vì vậy, ít có khả năng thương hiệu iSec sẽ sớm tung ra thế hệ thứ hai.

Fun Box

  • Nhà phát triển: ZTE, The9

4 may choi game doc quyen tai Trung Quoc ma ban chua tung biet den zte funbox Game Cuối

Sản phẩm liên doanh giữa công ty viễn thông ZTE và nhà điều hành trò chơi trực tuyến The9, Fun Box là một trong những máy chơi game console sản xuất trong nước đầu tiên được bán sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm console trên toàn quốc.

Với bộ nhớ RAM 2GB, vi xử lý Tegra4 của NVIDIA dựa trên kiến trúc A15 và hiệu suất đồ họa từ GeForce 72 nhân, cùng 8GB dung lượng lưu trữ, phần cứng của Fun Box sở hữu sức mạnh vượt trội hơn nhiều loại máy console thuộc thế hệ thứ 7.

Thế nhưng, thiết bị này lại không tập trung vào trải nghiệm game AAA ở định dạng 4K. Thay vào đó, Fun Box được xây dựng dựa trên hệ điều hành Android và nghiêng về việc cung cấp các trò chơi trên cửa hàng Google Play tại gia.

Tomahawk F1

  • Nhà phát triển: Fuze

4 may choi game doc quyen tai Trung Quoc ma ban chua tung biet den Fuze Tomahawk Game Cuối

Tương tự như Subor Z, Tomahawk F1 cũng lấy cảm hứng thiết kế ít nhiều từ Playstation 4 và Xbox 360. Tuy nhiên, với CPU Nvidia Tegra K1 bốn nhân A15 của Nvidia (xung nhịp 2.2GHz) và bộ nhớ RAM DDR3 4GB (933Mhz), Tomahawk F1 có sức mạnh tính toán chỉ bằng khoảng một nửa PS4 vốn phát hành trước 3 năm.

Bên cạnh đó, máy chạy trên hệ điều hành Android tùy chỉnh thay vì OS tự phát triển và không có đầu đọc đĩa.

Bù lại cho phần hiệu suất thì mức giá của máy khá hấp dẫn. Tại thời điểm phát hành ban đầu, PS4 có giá khoảng 400 đô la trước thuế (khoảng 9 triệu đồng), trong khi Tomahawk F1 chỉ yêu cầu tối đa 230 đô la (khoảng 5,2 triệu đồng) cho phiên bản Elite cao cấp nhất.

Quan trọng nhất, Tomahawk F1 nhận được sự hỗ trợ từ cả các nhà phát triển trong nước lẫn quốc tế để xây dựng game trên nền tảng. Do đó, Tomahawk F1 có thể xem như một giải pháp thay thế Xbox One / Playstation 4 “đáng đồng tiền bát gạo” cho cộng đồng game thủ tại thị trường Trung Quốc.

Theo gamerant

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: