Pokémon: 10 quan niệm sai lầm phổ biến về thế giới “quái vật bỏ túi”

Người đăng: Ngày đăng: 27/10/2021 Cộng Đồng
Bất chấp sự tồn tại lâu dài của nhượng quyền thương mại Pokémon, vẫn còn đó rất nhiều ý kiến sai lệch về thế giới quái vật bỏ túi. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu phổ biến nhất.

Kể từ khi chính thức xuất hiện vào năm 1996 tại Nhật Bản qua tựa game Pocket Monsters Red & Green, thương hiệu Pokémon đã nhanh chóng chinh phục trái tim của đông đảo fan trên toàn thế giới.

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien Game Cuối

Series dễ dàng thống trị lĩnh vực giải trí dành cho trẻ em bắng các trò chơi điện tử, chương trình truyền hình và phim điện ảnh xuyên suốt hơn hai thập kỷ. Với danh tiếng lẫy lừng như vậy, thật khó để tìm ra ai đó chưa từng trải nghiệm, hoặc ít nhất là nghe nói về nhượng quyền thương mại này.

Tuy nhiên, dù qua hàng chục năm thì cộng đồng vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm về Pokémon, khiến cho một số người chơi mới tiếp nhận phải nhiều thông tin sai lệch.

1. Thế giới Pokémon thuần “ngây thơ” và chỉ dành cho trẻ em

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 1 Game Cuối

Quan niệm sai lầm lớn nhất về series Pokémon từ những người chưa bao giờ tự mình trải nghiệm nó là nó hoàn toàn trong sáng, thuần khiết. Mặc các chủ đề mang tư tưởng trưởng thành hơn ở các trò chơi đầu tiên đã được gia giảm trong các tựa game hiện đại, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Pokémon chỉ dành cho trẻ em.

Đầu tiên, hệ thống chiến đấu của trò chơi rất chi tiết và phức tạp. Bên cạnh đó, các câu chuyện của trò chơi và anime còn gợi ý về những cuộc xung đột, thậm chí chiến tranh xảy ra ở khu vực bên ngoài mạch truyện chính. Thậm chí, nó còn gợi ý rằng Pokémon từng gây ra một số thảm kịch trên thế giới.

Hầu hết những thông tin này chỉ được tìm thấy khi người đọc chú tâm vào các chi tiết ẩn của cốt truyện và thường không dễ nhận biết nếu chỉ tìm hiểu sơ sài.

2. Pokémon GO chỉ làm lãng phí thời gian sinh hoạt ngoài trời

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 3 Game Cuối

Pokémon là trò chơi GPS dành cho thiết bị di động được nhiều người nhớ đến vì đã đưa hàng loạt fan hâm mộ ra đường ở thời điểm vừa ra mắt. Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn không khó để bắt gặp hình ảnh một nhóm bạn tỏ ra phấn khích khi nhìn thấy Pikachu, Charizard hiện lên trên điện thoại ở những góc phố thành thị.

Một số lời phê bình nhận định rằng nó ngăn cản người chơi hòa nhập cùng những hoạt động ngoài trời và chỉ chăm chăm dành thời gian trong ứng dụng. Mặc dù vậy, nó vẫn giúp không ít game thủ, vốn hiếm khi bước ra thế giới bên ngoài, có động lực để dạo quanh các khu vực xung quanh, ít nhiều mở mang thêm tầm mắt.

3. Ash Ketchum là một huấn luyện viên siêu đẳng, tài năng phi phàm

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 4 Game Cuối

Ash Ketchum là nhân vật mang tính biểu tượng của hầu hết mọi chương trình truyền hình về Pokémon kể từ khi series ra đời. Theo logic thông thường, chàng trai này chắc hẳn phải là tài năng hiếm có khó tìm, thông thạo về các loại quái vật và cách kết hợp chúng. Thế nhưng, thật bất ngờ thay khi phải đến tận những mùa phim gần đây , cậu mới thực sự giành được một giải Vô địch danh giá.

Thực tế, xuyên suốt hàng chục mùa anime, Ash không thể hiện sự hiểu biết thấu đáo về những người bạn Pokémon xung quanh mình, mặc dù đã bỏ công tìm hiểu, gắn bó với chúng trong nhiều năm. Là nhân vật chính, Ash đáng nhẽ phải có nhiều kỹ năng và kiến thức hơn mới đúng.

Bắt Pokémon dễ dàng hơn khi nhấn liên tục một nút nào đó

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 5 Game Cuối

Vào những năm 90 và 2000, một thủ thuật để bắt Pokémon đã xuất hiện và được đồn đại khắp các sân trường. Đó là ngay khi Pokemon ở trong bóng Pokéball, hãy nhanh chóng nhấn nút A (hoặc B, X, Y, L, R hay thậm chí cả Select) để tăng cơ hội thu phục thành công.

Tuy nhiên, tin đồn này đã bị bác bỏ hết lần này đến lần khác bởi cả cộng đồng lẫn nhà phát triển. Thực chất, thao tác này không có tác dụng đặc biệt nào ảnh hưởng đến kết quả cả.

Pokémon đã tiến hóa luôn mạnh hơn

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 2 Game Cuối

Thông thường, Pokémon khi tiến hóa đều được nâng cấp về chỉ số, tăng cơ hội học thêm kỹ năng mới và thậm chí còn được gán vào một chủng loại (type) mới. Tuy nhiên, không phải lúc nào hình thái tiến hóa cũng mạnh hơn phiên bản tiền nhiệm của chúng.

Một số Pokémon – ví dụ như Scyther khi biến thành Scizor lại không được tăng chỉ số đáng kể mà còn giảm tốc độ. Còn những loài khác như Pikachu hoặc Duskull, trông dễ thương hơn ở dạng chưa tiến hóa.

Không còn gì để làm sau khi hoàn tất cốt truyện chính

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 6 Game Cuối

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến khác là sau khi vượt qua một loạt các nhà vô địch cấp cao ở cuối game, người chơi sẽ không phải làm gì thêm nữa. Thực tế, điều này hoàn toàn không đúng ngay từ trò chơi đầu tiên, bởi nhân vật chính còn rất nhiều việc sau khi giành lấy danh hiệu đệ nhất huấn luyện viên.

Trong các trò chơi Pokémon ban đầu, người chơi vẫn có thể đào tạo và mở rộng bộ sưu tập của mình sau khi hoàn tất mạch truyện chính. Thậm chí, nhà sản xuất còn cho phép họ thách thức cả Red trong trận so tài cuối cùng thực sự của trò chơi. Các phiên bản gần đây hơn cũng tiếp tục mang đến nhiều thứ để giữ người chơi bận rộn – ví dụ như các cuộc thi hay PvP trực tuyến.

Tất cả Pokémon khởi đầu luôn cố định ở 1 hệ

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 7 Game Cuối

Những ai đã lâu không chơi game có thể ngạc nhiên khi biết rằng Lửa, Cỏ và Nước không nhất thiết phải là các tùy chọn mặc định khi bắt đầu nữa. Ngoài ra, khi tiến hóa thì những chú Pokémon khởi đầu cũng được gán thêm một chủng loại khác. Ví dụ điển hình như Charmander ban đầu chỉ ở mỗi hệ Lửa, nhưng sau khi biến thành Charizard thì có thêm hệ Bay.

Pokémon hệ Psychic rất hữu hiệu khi chống lại Pokémon hệ Ghost

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 9 Game Cuối

Vì một số lý do, tin đồn Pokémon hệ Psychic có khả năng chế ngự siêu hiệu quả đối với Pokémon hệ Ghost đã luôn xuất hiện kể từ khi series bắt đầu. Có lẽ đó là kết quả của sự giả định rằng sức mạnh của tâm trí mạnh hơn sức mạnh của linh hồn.

Dù nguyên do của tin đồn là gì đi chăng nữa, đòn tấn công từ hệ Psychic thực chất không hiệu quả đối với hệ Ghost, mà phải ngược lại. Bên cạnh đó, những chú Pokémon ngoại cảm cũng rất ái ngại khi chạm trán hệ Bugs (Bọ) và Darkness (Bóng tối).

Pokémon hệ Rock miễn nhiễm với các đòn tấn công từ hệ Electric

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 8 Game Cuối

Một quan niệm sai lầm phổ biến, ngay cả với những người hâm mộ lâu năm là các Pokémon hệ Đá miễn nhiễm với sát thương từ hệ Điện. Điều này bắt nguồn từ việc phần lớn Pokémon Đá cũng thuộc hệ Đất (Ground), giúp chúng miễn nhiễm với các cuộc tấn công nói trên.

Tuy nhiên, các Pokemon thuần hệ Đá như Sudowoodo, Nosepass và Rolycoly vẫn chịu một lượng sát thương bình thường từ đòn tấn công hệ Điện. Đáng chú ý, ngay cả trong anime thì sự nhầm lẫn này cũng xuất hiện.

Pokémon Go là trò chơi AR đầu tiên

Pokemon 10 quan niem sai lam pho bien 10 Game Cuối

Augmented reality (viết tắt: AR) hay Thực tế tăng cường là một trong những xu hướng công nghệ đột phá nhất hiện nay và nó sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, khi các thiết bị hỗ trợ AR (ví dụ như smartphone) trở nên dễ tiếp cận hơn trên khắp thế giới.

AR cho phép chúng ta nhìn thấy môi trường thực tế ngay trước mắt – cây cối đung đưa trong công viên, chú chó đuổi theo quả bóng, trẻ em chơi bóng đá – nhưng được tăng cường thêm lớp phủ kỹ thuật số phủ trên đó.

Ví dụ, một con khủng long bay pterodactyl có thể lượn đến rồi đậu trên nhánh cây, những con chó chơi đùa trong phiên bản hoạt hình của chính chúng và những đứa trẻ ghi bàn ngay trên một chiếc phi thuyền không gian.

Mặc dù Pokémon Go đã giúp phổ biến hóa thể loại này khắp thế giới, nhưng sự thật thì nhiều trò chơi VR khác (ví dụ như chính Ingress cũng do Niantic phát triển) đã xuất hiện trước nó. Vì vậy, quan niệm Pokémon Go là trò chơi AR đầu tiên hoàn toàn không đúng.

Theo Game Rant, LevelSkip, fi.edu 

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: