4 Trò chơi điện tử đột phá do các sinh viên đại học tạo ra

Người đăng: Ngày đăng: 14/08/2021 Cộng Đồng
Các tựa game thuộc nhiều thể loại khác nhau này đều được thực hiện bởi các sinh viên trong môi trường đại học, nhưng chúng đều mang lại những sự đột phá đáng ghi nhận.

Những trò chơi độc đáo, mang tính tiên phong không hẳn lúc nào cũng phải là sản phẩm đến từ các công ty lớn, hoặc thậm chí hãng indie chuyên nghiệp. Đôi khi, chỉ cần một nhóm sinh viên có tầm nhìn sáng tạo và sẵn sàng dành thời gian rãnh cũng đủ để tạo ra các tác phẩm thực sự đột phá.

timeline memorystorage 1977.datasette Game Cuối
Máy tính PC vào những năm 70 vẫn là một sản phẩm xa xỉ. Ảnh: computerhistory

Ví dụ như hai tựa game đầu tiên được liệt kê dưới đây, lần lượt phát hành vào năm 1962 và 1978, không thể được tạo ra ở bất kỳ nơi nào khác ngoài trường đại học.

Bởi trước khi PC trở thành sản phẩm phổ biến mà mọi người có thể mua dùng tại nhà, ban khoa học máy tính tại các cơ sở giáo dục là nơi hiếm hoi cung cấp cả hệ thống phần cứng, kiến thức, bí quyết cũng như động lực giúp tạo ra các trò chơi điện tử thú vị.

Ngay cả sau khi PC trở thành vật dụng quen thuộc hơn với mọi gia đình, sức mạnh của chúng vẫn chưa thể so với các model cao cấp trong khuôn viên trường đại học. Nhờ đó, các nhà thiết kế tài năng có thể đưa những ý tưởng tinh vi đi vào thử nghiệm trực tiếp.

Spacewar! Trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới

Nhiều năm trước khi Pong ra đời, thế giới đã có Spacewar! Theo trang tin The Verge mô tả, đây là một trò chơi chiến đấu không gian hỗ trợ hai người chơi đơn giản nhưng hấp dẫn, được các sinh viên tại Đại học Công nghệ Massachusetts lập trình vào năm 1962.

4 Tro choi dien tu dot pha do cac sinh vien dai hoc tao ra Spacewar Game Cuối

Qua hình ảnh hiển thị trên một ống tia âm cực đơn sắc, hai người chơi sẽ dùng những chiếc game-pad phiên bản sơ khai để điều khiển hai chiếc phi thuyền di chuyển trên quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao trung tâm để thi tài. Ngoài việc tránh né hỏa lực từ vũ khí đối phương, họ còn phải cẩn thận đừng để các phi thuyền va chạm với những ngôi sao hoặc lẫn vào nhau.

Ở thời đó, trò chơi cực kỳ phổ biến tại các phòng ban khoa học máy tính (CompSci) của nhiều tổ chức giáo dục. Sau này, game còn được tạo lại bằng các ngôn ngữ lập trình hiện đại hơn.

Nhờ vậy, ngành công nghiệp mới được truyền cảm hứng để sáng tạo nên các trò chơi thương mại đầu tiên như Galaxy Game, Computer Space, cũng như Asteroids nổi tiếng và giúp định hình thể loại game lấy đề tài không gian những năm 70, 80 của thế kỷ trước.

MUD – “Tổ tiên” của MMO

MUD là chữ viết tắt của “Multi-User Dungeon”, tạm hiểu theo nghĩa tiếng Việt là nhiều người cùng tham gia khám phá những khu hầm tối. Thay vì sử dụng những hình ảnh trực quan, các trò chơi trực tuyến này dùng văn bản để thể hiện môi trường và chủ yếu yêu cầu người chơi gõ lệnh từ bàn phím để tương tác với thế giới.

Cùng với Dungeons & Dragons và Hệ thống bảng thông báo Bulletin Board System, MUD là một trong những nền tảng tiền thân quan trọng giúp định hình thể loại MMORPG như chúng ta biết ngày nay.

4 Tro choi dien tu dot pha do cac sinh vien dai hoc tao ra MUD Multi User Dungeon Game Cuối

Vào khoảng từ giữa đến cuối những năm 1970, khi máy tính ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các gia đình, nhu cầu giải trí trên hệ thống này cũng tăng theo.

Tuy nhiên, với những hạn chế về khả năng lưu trữ và sức mạnh đồ họa mà phương tiện này sở hữu ở thời điểm đó, các nhà lập trình đã gặp không ít khó khăn để cụ thể hóa những ý tưởng sáng tạo của mình.

May mắn thay, phương án hiển thị các trò chơi dựa trên văn bản thay vì hình ảnh trực quan đã giúp giải quyết tốt cả hai hạn chế. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của thể loại phiêu lưu thám hiểm.

Nhưng game thủ không chỉ muốn thưởng thức trải nghiệm này một mình, mà còn thích có cả bạn bè cùng tham gia cuộc vui. Vì vậy, từ năm 1978 đến 1980, hai sinh viên Đại học Essex – Roy Trubshaw và Richard Bartle – đã mày mò để cùng nhau tạo ra sản phẩm MUD đầu tiên mang tên “MUD1” (đôi khi còn được gọi là British Legends) rồi tung lên mạng để tiếp nhận phản hồi từ cộng đồng.

Trong MUD1, người chơi có thể bước vào thế giới giả tưởng để tương tác bằng cách nhập các lệnh đơn giản – như “lấy kiếm” hoặc “đi về phía bắc”. Ngoài ra, MUD1 còn cho phép các game thủ sử dụng chung một chương trình giao tiếp và tương tác với nhau qua ARPANET, tiền thân của Internet.

Ngay từ khi bắt đầu, MUD1 đã thiết lập nên khuôn mẫu cho nhiều yếu tố chủ chốt của MMO, chẳng hạn như cấp độ level. Nhà thiết kế Bartle từng chia sẻ rằng “các quyết định thiết kế mà Roy và tôi đưa ra cho MUD1 đã được truyền lại không thay đổi qua nhiều thế hệ của thế giới ảo”.

Theo ý kiến ​​của mình, ông cho rằng MMO dựa trên văn bản chứa đựng những ưu điểm mà MMO đồ họa vẫn chưa thể tái tạo. “Văn bản biểu cảm tốt hơn đồ họa. Nó cũng mang tính mô tả nhiều hơn[…] Với văn bản, tôi có thể nói chuyện với trí óc. Còn với đồ họa, tôi chỉ có thể nói chuyện với các giác quan.”

Tuy MUD không trở nên phổ biến rộng rãi như mong đợi vào những năm 80 do nhiều vấn đề pháp lý và hậu cần, nhưng dù sao thì mầm mống của thể loại này đã được gieo để thế hệ sau kế thừa.

Octodad – Trò chơi vật lý thông minh với ý tưởng độc đáo

Phiên bản Octodad đầu tiên do một nhóm bao gồm 18 sinh viên tại Đại học DePaul thiết kế và phát hành dưới dạng phần mềm miễn phí vào năm 2011. Đây là một trong 8 tác phẩm giành chiến thắng giải thưởng Student Showcase tại Liên Hoan Independent Games Festival dành cho các trò chơi độc lập của năm đó.

Sau thành công này, 8 thành viên trong nhóm đã quyết định lập nên hãng Young Horse Inc. và sản xuất phần tiếp theo chỉn chu hơn mang tên Octodad: Dadliest Catch.

4 Tro choi dien tu dot pha do cac sinh vien dai hoc tao ra octodad Game Cuối

Cả hai trò chơi đều tập trung vào cơ chế giải đố dựa trên yếu tố vật lý và xoay quanh một chú bạch tuộc màu cam trong bộ đồ công sở xanh lam đặc trưng.

Nhiệm vũ của “anh chàng” là cố gắng giữ bí mật về thân phận thực sự của mình với tất cả đối tượng loài người, trong khi vẫn duy trì việc sinh hoạt với người thân và gia đình.

Cơ chế điều khiển mang tính thử thách có chủ ý của Octodad khiến cho những công việc vặt vãnh (như dọn dẹp sân hoặc mua hàng tạp hóa) trở nên cực kỳ phức tạp, gian khó, nhưng ch4 g không kém phần hài hước cho cả người chơi lẫn nhân vật chính.

Arid – Sinh tồn giữa sa mạc khắc nghiệt

Arid là một trò chơi sinh tồn miễn phí trên Steam do các sinh viên từ Đại học Berkeley thực hiện, kể về một phi công lái máy bay chở hàng vào thập niên 1930.

4 Tro choi dien tu dot pha do cac sinh vien dai hoc tao ra Arid 2 Game Cuối

Sau khi gặp sự cố bí ẩn ở động cơ từ độ cao 8000 mét, nhân vật chính buộc phải hạ cánh xuống sa mạc Atacama, một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới và tìm cách sống sót trong điều kiện vô cùng khó khăn.

Gameplay của Arid xoay quanh việc người chơi tránh bị say nắng và mất nước vào ban ngày, tìm kiếm tài nguyên và nguồn cung cấp vào ban đêm, đồng thời khám phá những câu chuyện bí ẩn về những cư dân dám sống ở một trong những nơi hoang vắng nhất Trái đất.

4 Tro choi dien tu dot pha do cac sinh vien dai hoc tao ra Arid Game Cuối

Phong cảnh xung quanh mang vẻ hoang vu và hoàn toàn tĩnh lặng, càng khiến bạn cảm nhận rõ cái nóng như thiêu đốt xung quanh. Nếu không tự bảo vệ mình bằng cách nấp ở các khu vực râm mát, bôi đất sét hoặc lô hội lên cơ thể, ánh mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ của cơ thể và đốt cháy da của bạn.

May mắn thay, ở những tòa nhà nhỏ, tiền đồn đổ nát và các kiến trúc đã hoàn thiện khác nằm rải rác xung quanh đôi khi có thể chứa thức ăn, nước uống, dụng cụ và đôi khi cả giường ngủ để nghỉ ngơi.

Mặc dù sa mạc không có cây cối để đốn, nhưng bạn có thể tháo rời đồ nội thất và thu thập các thanh gỗ để tạo nên đồ dùng. Đôi khi bạn thậm chí còn tìm thấy các công cụ khai thác bị bỏ đi như xẻng và cuốc để giúp đi vào các hang động mới hoặc khai thác tài nguyên từ lòng đất.

Các nhà thiết kế trẻ tuổi cho biết vị trí của Arid được dựa trên sa mạc Atacama có thật ở Nam Mỹ. Nhưng họ đã thực hiện một số điều chỉnh để tăng cường sự khắc nghiệt của khí hậu và địa điểm mà bối cảnh trò chơi thiết lập. Bạn đủ tự tin sẽ tìm ra một lối thoát vượt qua thử thách này chứ?

Theo screenrant

 

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: