Mục Lục
- Horizon Zero Dawn là một ví dụ về chất lượng đồ họa xuất sắc thu hút người chơi
- Vốn được phát triển từ một hãng indie, nên Undertale không có và cũng không cần nền tảng đồ họa khủng.
- Halo Infinite gây thất vọng vì hình ảnh được phô diễn không xứng tầm Next-Gen
- Nếu không nhờ nền tảng đồ họa khủng, chưa chắc series Crysis đã nổi tiếng đến thế
Các trò chơi liên tục thay đổi và phát triển theo thời gian. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi đồ họa ngày càng đóng một vai trò lớn hơn.
Đồ họa có quan trọng đồi với các trò chơi điện tử không? Rất nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra xoay quanh chủ đề này. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng ngày càng lớn và vai trò ngày càng thiết yếu của nền tảng đồ họa trong các tựa game AAA những năm gần đây.
Không cần nói đâu xa, chỉ cần xét đến loạt phản ứng dữ dội của cộng đồng dành cho các tựa game như Halo Infinite hay Prince of Persia vừa qua, ta có thể thấy nhu cầu thỏa mãn yếu tố thị giác lớn như thế nào. Mặc dù đồ họa chỉ là một yếu tố cấu thành nên trò chơi, nhưng đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt khi nói đến các tựa game AAA bom tấn, kinh phí cao.
Ngoại lệ đối với lập luận này là các tựa game độc lập từ các studio quy mô nhỏ không đủ khả năng (hoặc không muốn) một đội ngũ thiết kế đông đảo. Trên thực tế, các trò chơi như Little Nightmares, Inside, Limbo, This War of Mine đều là những trò chơi tuyệt vời với hình ảnh và hoạt ảnh thú vị, giúp triển khai câu chuyện hiệu quả mà không cần dựa trên nền tảng đồ họa bắt mắt. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đồ họa cao cấp vẫn vô cùng cần thiết cho những sản phẩm thuộc hàng “bom tấn”.
Vốn được phát triển từ một hãng indie, nên Undertale không có và cũng không cần nền tảng đồ họa khủng.
Thực tế, rất nhiều game thủ hiện đại có xu hướng dựa vào đồ họa để đưa ra đánh giá ban đầu về chất lượng và cân nhắc có nên bỏ tiền ra mua sản phẩm hay không. Độ trung thực về đồ họa cũng là một trong những tiêu chí chủ chốt hàng đầu mà ngành công nghiệp trò chơi đang tập trung phát triển. Theo một bài viết từ CinemaBlend, dựa trên báo cáo của Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng, 75% người chơi mua một trò chơi dựa trên đồ họa và hình ảnh, củng cố thêm cho quan điểm đồ họa đã trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp (và tiếp thị) video game.
Tại sao đồ họa lại quan trọng (và luôn quan trọng)
Cả Microsoft lẫn Sony đều không ngừng nỗ lực nâng cấp phần cứng cho máy Xbox và Playstation, nhằm mang lại chất lượng hình ảnh xuất sắc và hạn chế thấp nhất những sự cố khi vận hành. Bên cạnh đó, mức giá dành các trò chơi ngày nay đang đắt hơn bao giờ hết. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi kỳ vọng dành cho các trò chơi AAA ngày càng tăng lên.
Quan điểm cho rằng đồ họa không quan trọng trong những năm đầu có phần không chính xác. Bởi vì vào thời đại của PS1 hay NES không những có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ hình ảnh như ngày nay. Mặc dù công bằng mà nói, đồ họa không phải yếu tố duy nhất tạo nên một trò chơi điện tử, nhưng sự phát triển của nó là thứ không nên bị cản trở. Đồ họa đóng vai trò chủ chốt đối với phong cách kể chuyện hiện đại khi những trò chơi ngày càng trở nên thiên về trải nghiệm, thay vì chỉ đơn giản là thứ để chơi trong chục phút rồi bỏ.
Một số trò chơi hay nhất thế hệ hiện tại sở hữu chất lượng đồ họa đáng kinh ngạc và mang lại trải nghiệm nhập vai cuốn hút không thể phủ nhận. Các “bom tấn” như The Last of Us Part II, Red Dead Redemption 2, The Witcher 3 và nhiều trò chơi khác đã chứng tỏ tầm quan trọng của hình ảnh trong game. Đúng là đồ họa không phải là yếu tố duy nhất khiến chúng trở nên đặc biệt, mà nhờ vào sự kết hợp của lỗi dẫn chuyện, cách chơi, chiều sâu nhân vật cùng thế giới được thể hiện tuyệt vời. Tuy nhiên, hình ảnh đẹp cũng giúp cho người chơi kết nối sâu sắc hơn với các sự kiện diễn ra.
Remakes, Remasters & Đồ họa
Trào lưu làm lại hoặc tân trang các game cũ đang trở nên phổ biến trong những năm qua. Nhưng có một số khác biệt lớn giữa khái niệm Remake, Reboot và Remaster. Một phiên bản làm lại (Remake) về cơ bản xây dựng lại mọi thứ từ đầu và được coi như một trò chơi hoàn toàn mới, có cốt truyện giống hoặc tương tự với trò chơi gốc. Mặt khác, bản remaster thì đơn giản hơn bởi chúng thường chỉ nâng cấp đồ họa lên đôi chút, đồng thời chỉnh sửa lối chơi và thực hiện một số điều chỉnh, cải tiến về âm thanh nếu thực sự cần thiết.
Những ví dụ điển hình nhất gần đây về các bản làm lại là Resident Evil 2 (2019) và Final Fantasy VII Remake. Cả hai đều là những trò chơi cực kỳ thành công, cả về mặt phê bình và thương mại. Gần đây, Ubisoft cũng gây bất ngờ khi công bố bản làm lại cho Prince of Persia: Sands of Time, khiến cộng đồng yêu mến chàng hoàng tử tỏ ra rất hào hứng khi thương hiệu nổi tiếng quay trở lại.
Halo Infinite gây thất vọng vì hình ảnh được phô diễn không xứng tầm Next-Gen
Bất chấp điều đó, đáp lại sự kỳ vọng từ fan hâm mộ là một đoạn trailer khá thất vọng của bản làm lại do Ubisoft sản xuất. Sau những lời chỉ trích về đồ họa của đoạn trailer Prince of Persia, một số người đã cố gắng tìm hiểu lý do vì sao trò chơi trông lỗi thời đến vậy. Phó Giám đốc điều hành của Ubisoft Ấn Độ, ông Syed Abbas cho biết, “Đó không phải là vấn đề về thời gian hay ngân sách”. Tuy nhiên, đây là một tuyên bố rất mơ hồ và không mang lại thông tin cụ thể nào về quyết định lựa chọn phong cách hình ảnh này.
Nếu không nhờ nền tảng đồ họa khủng, chưa chắc series Crysis đã nổi tiếng đến thế
Đối với một nhà phát triển AAA vốn nổi tiếng bởi đồ họa ấn tượng, đó là một điều vô cùng đáng thất vọng, đặc biệt là khi so sánh với những sản phẩm làm lại gần đây được đề cập ở trên. Làn sóng phản đối tương tự dành cho Halo: Infinite cũng khiến các nhà phát triển phải đưa ra tuyên bố, rằng sản phẩm sẽ trông đẹp hơn ở phiên bản hoàn chỉnh cuối cùng. Rõ ràng, đồ họa là thứ cực kỳ quan trọng đối với rất nhiều người và nếu các trò chơi AAA thế hệ mới tiếp tục trào lưu tăng giá, chúng cần phải “trông” xứng đáng với số tiền khách hàng bỏ ra.
Theo Screenrant