Counter-Strike: 7 sự thật “Sau hậu trường” có thể bạn chưa biết

Người đăng: Ngày đăng: 19/10/2021 Game PC & Console
Với tầm vóc của một tượng đài trong thể loại FPS, hầu như mọi game thủ đều quen thuộc với Counter-Strike nhưng không phải ai cũng biết hết 10 sự thật bên dưới.

Kể từ khi ra đời vào năm 1999, Counter-Strike đã nhanh chóng khẳng định chỗ đứng và trở thành một series hàng đầu trong thể loại FPS. Ngày nay, phiên bản mới nhất mang tên CS:GO vẫn đang tiếp nối thành công đáng tự hào với lượng người chơi khổng lồ, cùng những giải đấu thể thao điện tử phát triển mạnh mẽ.

Một trò chơi có bề dày lịch sử như vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin thú vị. Vì thế, Game Cuối sẽ tổng hợp 7 sự thật mà có thể nhiều người chơi chưa biết về series Counter-Strike.

1. Valve chưa bao giờ tự phát triển trọn vẹn một trò chơi Counter-Strike

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet 4 Game Cuối

Dù khó tin, nhưng quả thật sau khi mua lại bản mod Counter-Strike và chuyển thành nhượng quyền thương mại chính thức, Valve vẫn chưa từng tự phát triển một phiên bản game CS nào hoàn chỉnh từ A-Z. Mặc dù luôn đóng góp công sức vào quá trình phát triển, nhưng nhà sản xuất lúc nào cũng dựa vào những nhân lực được thuê ngoài.

Đây đã là xu hướng ngay từ đầu và trường hợp của CS: GO cũng tương tự: game được phát triển bởi Hidden Path Entertainment với sự hỗ trợ từ Valve.

2. Vũ khí hiển thị trên logo CS: GO không có trong trò chơi

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet 5 Game Cuối

Logo của CS: GO có hình một người cầm Scar-L. Thế nhưng, vì lý do nào đó mà thứ vũ khí này chưa bao giờ được đưa vào phiên bản chính thức của trò chơi.

Scar-L, hay thường được gọi là Scar-17 trong giai đoạn phát triển, đã bị loại khỏi trò chơi. Tuy nhiên, lạ ở chỗ chiếc logo vẫn giữ nguyên hình ảnh về nó. Trong các bản CS: GO phát hành trên console, cộng đồng đã tìm thấy tập lệnh và tệp âm thanh cho SCAR-17. Ngoài ra, món vũ khí vẫn được nhắc đến ở bảng thống kê chỉ số trò chơi.

Tính đến thời điểm hiện tại, Valve chưa bao giờ giải thích tại sao lại không cập nhật logo mới cho CS: GO.

3. Counter-Strike từng có phương tiện di chuyển

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet 3 Game Cuối
Ảnh: Youtube/Boom Bap

Vì Counter-Strike ban đầu là một bản mod, nên nó mang rất nhiều yếu tố nền tảng từ Half-Life. Trong đó bao gồm cả các loại phương tiện có thể điều khiển được.

Ở phiên bản beta 7.0, các nhà phát triển đã chính thức bổ sung một số loại xe cộ để người chơi có thể lái vòng quanh bản đồ. Tuy nhiên, tính năng này đã bị loại bỏ trong các bản cập nhật tương lai vì nó ít nhiều ảnh hưởng đến sự cân bằng và tính cạnh tranh của trò chơi.

4. Người lồng tiếng đằng sau tất cả các câu lệnh quen thuộc

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet 2 Game Cuối

Thời gian đầu, tất cả các lệnh radio và đối thoại nghe mỗi phần của trò chơi đều được ghi âm lại bởi người đồng sáng tạo Jeff Cliffe. Mãi đến phiên bản Global Offensive, mỗi phe mới có những diễn viên lồng tiếng của riêng mình.

Hầu hết các lệnh thoại hiện đã được thay thế bằng những câu mới mẻ hơn. Tuy nhiên, một số vẫn còn giữ nguyên, chẳng hạn như “Counter Terrorist Win” hoặc “Terrorist wins” khi kết thúc ván.

5. Counter-Strike phiên bản Arcade

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet Game Cuối

Counter-Strike Neo là phiên bản chuyển thể arcade từ CS gốc, được sản xuất xuất bởi hãng Namco và chạy trên hệ thống Linux sử dụng đồ họa NVIDIA. Trò chơi có bản đồ, phe phái và thiết lập bối cảnh độc đáo, mặc dù cách chơi và lựa chọn vũ khí vẫn giống như các phiên bản khác. Dịch vụ trực tuyến của trò chơi đã hoạt động từ năm 2003 đến năm 2010 bằng cách sử dụng hệ thống LEDZONE của Namco.

Một thay đổi đáng chú ý ở Neo là hai đội Terrorist và Counter-Terrorist được đổi tên lần lượt thành CSF (Lực lượng đặc biệt vũ trụ) và NEO. Bên cạnh đó, game cũng tích hợp hệ thống tìm trận và xếp hạng dựa trên Elo để giúp giữ sự bình đẳng giữa những người chơi và các đội. Ngoài ra, trò chơi còn mang chủ đề anime để tiếp thị tốt hơn ở Nhật Bản.

6. CS:GO từng có tính năng bỏ phiếu cho một trận tái đấu

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet 6a1 Game Cuối
Ảnh: Reddit

Trước tháng 11 năm 2014, người chơi CS:GO có một lựa chọn cho cả hai đội bỏ phiếu về để tái đấu ở cùng một bản đồ. Tất cả 10 người chơi đều phải tham gia, vì vậy nếu ai đó rời khỏi bàn phím hoặc quyết định không bỏ phiếu, nó sẽ thất bại. Ngoài ra, kết quả cũng phải được nhất trí đồng lòng 100%, nên chỉ cần một người bỏ phiếu chống, nó cũng sẽ thất bại.

Tại sao chức năng này bị xóa vẫn còn là một bí ẩn vì không có tuyên bố chính thức nào từ Valve. Đây có vẻ là một tính năng tiện dụng cho phép mọi người tiếp tục thi tài với những người mà họ thấy có kỹ năng tương tự hoặc cảm thấy vui vẻ khi chơi cùng. Một giả thuyết được đặt ra là nó có thể bị lạm dụng. Ví dụ như khi một bên cố tình thua cho 5 người còn lại tăng điểm xếp hạng và sau đó bỏ phiếu tái đấu.

7. Bản đồ phá bom ban đầu không phải là một phần của trò chơi

Counter Strike 7 Su That Co The Ban Chua Bao Gio Biet 7 Game Cuối

Ban đầu, Counter-Strike chỉ có bản đồ giải cứu con tin (Hostage-Rescue) và không có bản đồ gỡ bom (Bomb-Defuse) nào. Nhưng sau khi xuất hiện ở phiên bản beta 4.0, chúng đã nhận được những phản hồi tích cực và nhanh chóng trở nên cực kỳ phổ biến.

Điều thú vị là ở thời kỳ đầu, người chơi có thể đặt bom ở bất kỳ đâu và không hề có bất kỳ vị trí đặt bom cố định nào. Nhận thấy sự mất cân bằng nếu cứ giữ nguyên như vậy, các nhà phát triển bèn giới hạn chỉ còn hai điểm trên mỗi bản đồ.

Theo Game Rant, Warped Factor

Theo dõi Google News của Game Cuối để cập nhật tin tức nhanh và mới nhất
Chia sẻ bài viết trên: