Mục Lục
Call of Duty – Cái tên mà ai cũng muốn sở hữu
Kể từ khi phát hành lần đầu tiên vào năm 2003, Call of Duty đã luôn giữ vững vị trí của một trong những IP nổi tiếng và cao cấp nhất ngành công nghiệp game. Dù có đôi lúc trồi sụt phong độ, nhưng series vẫn thu hút hàng triệu người chơi đều đặn suốt gần hai thập niên. Không quá lời khi nói rằng CoD đã trở thành trụ cột trên cả nền tảng PC và Console, trực tuyến lẫn ngoại tiến một thời gian dài.
Tuy nhiên, tình hình đang có chút xáo trộn khi Microsoft quyết định bạo chi thâu tóm lại Activision Blizzard, nhà xuất bản đang nắm giữ bản quyền Overwatch, Call of Duty, Warcraft, cùng nhiều tựa game nổi tiếng khác. Hiện tại, thương vụ này vẫn còn chưa chính thức hoàn tất, do các công ty liên quan còn phải qua phiên điều trần với nhà chức trách.
Dĩ nhiên, cả Xbox và PlayStation đều đã lên tiếng về những tác động tiềm ẩn mà vụ mua bán có thể tạo ra tới việc phát hành game trên nhiều nền tảng khác nhau trong tương lai. Mặc dù vậy, nếu deal này diễn biến thuận lợi, PlayStation có nguy cơ đánh mất “con gà đẻ trứng vàng CoD” và khó tìm được cái tên nào đủ sức thay thế.
Thương vụ thâu tóm Activision Blizzard của Microsoft
Dường như Microsoft ngày càng “mạnh tay” trong việc mở rộng số lượng các studio phát triển và xuất bản thuộc quyền sở hữu của mình. Với việc máy chơi game Xbox nhiều năm liền thiếu hụt những tựa game độc quyền chất lượng, rõ ràng công ty cần mượn sức mạnh kinh tế khổng lồ của mình để nhanh chóng khắc phục khiếm khuyết này.
Mặc dù đã sở hữu các studio lớn như Mojang (cùng Minecraft) và Bethesda (Elder Scroll V: Skyrim, Fallout,..), Microsoft vẫn không ngại thiết lập thêm kỷ lục trong ngành bằng việc tuyên bố mua luôn Activision Blizzard vào tháng 1 năm nay. Nhiều thông tin cho rằng động thái trên tiêu tốn của Microsoft gần 69 tỷ USD, cao hơn bất kỳ giá mua lại studio nào từ trước đến nay.
Mặc dù thương vụ vẫn chưa chính thức hoàn tất, nhưng nó được dự đoán sẽ xong trong vài tháng tới. Nếu quả thật như vậy, Microsoft sẽ nắm quyền sở hữu các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới như Diablo, Warcraft, Starcraft, Overwatch chứ chẳng riêng Call of Duty.
Tuy các trò chơi này hiện vẫn phát hành theo dạng đa nền tảng, phía PlayStation đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về khả năng mất thương hiệu game hành động lừng danh và những tác động tài chính tiêu cực mà nó có thể gây ra cho công ty.
Phản hồi của PlayStation đối với vụ mua bán M-AB
Có thể nói, PlayStation là đối thủ cạnh tranh chính của Xbox trong ngành công nghiệp game, với việc hai công ty đang thống trị những mảng lớn ở lĩnh vực console. Khi xét tới điều này, cũng như thực tế Call of Duty là một trong những nhượng quyền thương mại phổ biến và có mức độ tương tác cao nhất hiện tại, không ngạc nhiên khi PlayStation đưa ra lập trường chống lại việc mua Activision rất mạnh mẽ.
Đại diện của PlayStation đã lập luận rằng thương hiệu Call of Duty về dưới trướng Xbox có thể gây tác động nghiêm trọng về tài chính, khi ngày càng nhiều người dùng PlayStation bị “cám dỗ” để chuyển sang Xbox. Ngoài nỗi lo đánh mất hoàn toàn series, PlayStation cũng tỏ ra quan ngại về vai trò mà dịch vụ Xbox Game Pass cực kỳ thành công của Microsoft hiện có thể đóng trong tương lai của Call of Duty.
Với những lợi ích hợp đồng hiện tại mà Sony nhận được từ nhượng quyền Call of Duty (dự kiến kết thúc vào năm 2024), nhiều khả năng các tựa game CoD sẽ có sẵn trên Xbox Game Pass ngay từ ngày phát hành đầu tiên. Điều đó sẽ mang lại thế rất lớn cho Xbox từ góc nhìn của các fan Call of Duty.
Trước những lo ngại của Sony, người đứng đầu Xbox, Phil Spencer, đã viết một bức thư ngỏ phác thảo kế hoạch của công ty cho Call of Duty trong tương lai, nhấn mạnh rằng Xbox vẫn cam kết tạo ra trò chơi cho tất cả mọi người, bất kể họ lựa chọn nền tảng nào.
Trong thư, Phil Spencer đảm bảo với PlayStation rằng dịch vụ về cơ bản sẽ tiếp tục như bình thường trong 3 năm sau khi kết thúc hợp đồng CoD hiện tại. Có nghĩa là mọi thứ sẽ ít nhiều được giữ nguyên cho đến ít nhất 2027. Tuy nhiên, phía PlayStation vẫn còn lo lắng về những thay đổi có thể được thực hiện sau thời điểm được chỉ định này.
Với nhiều khả năng Xbox sẽ bắt đầu nhận được các lợi ích và bản mở rộng độc quyền từ Call of Duty, việc thương hiệu rời bỏ PlayStation vẫn có thể xảy ra.
Tại sao Call of Duty là thứ không thể thay thế trên PlayStation
Tuy thu hút nhiều ý kiến trái chiều bởi quá ít sự đổi mới ở mỗi phiên bản, sự thành công và mức độ phổ biến của loạt phim Call of Duty là thứ không thể phủ nhận. Bên cạnh tính năng chơi trực tuyến “gây nghiện”, series còn thường mang tới các phần chơi chiến dịch hấp dẫn và độc đáo. Do đó, các bản phát hành hàng năm của CoD hầu như luôn tạo ra một dòng doanh thu và lưu lượng truy cập trò chơi dồi dào.
Ví dụ, Activision gần đây đã báo cáo rằng họ đã bán được 25 triệu bản Call of Duty và thu về hàng tỷ đô la doanh thu chỉ trong một năm. Đây là con số mà nhiều bộ phim điện ảnh cao cấp cũng phải mơ ước.
Dù mức tăng trưởng này đang suy giảm trong thời gian gần đây với doanh số tương đối đáng thất vọng của Vanguard, CoD với tư cách là một nhượng quyền thương mại luôn thu hút lượng lớn người chơi. Sau khi phát hành phiên bản spin-off mang tên Warzone và đạt được lượng người chơi là 60 triệu chỉ trong vài tháng, Activision đang được kỳ vọng sẽ tạo thêm nhiều tiếng vang với Warzone 2 vào tháng 11 tới.
Mặc dù Xbox vẫn được lợi nếu để Call of Duty cập bến nhiều nền tảng trong tương lai gần, nhưng việc PlayStation lo lắng là hoàn toàn có cơ sở. Bởi một khi CoD độc quyền trên Xbox, họ gần như không thể tìm kiếm được cái tên nào vừa đủ sức nặng lẫn sức hút lâu dài như tựa game hành động nổi tiếng.
Theo Gamerant